Showing posts with label công nghệ. Show all posts
Showing posts with label công nghệ. Show all posts

Thursday, February 20, 2020

Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?

Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?

Chiếc màn hình kính được Samsung trang bị cho chiếc Galaxy Z Flip là có thật, chỉ là nó không giống với tưởng tượng của mọi người mà thôi.

Ngày 11 tháng 2 vừa qua, Samsung đã chính thức giới thiệu tới thế giới chiếc smartphone màn hình gập Galaxy Z Flip, cùng với lời tuyên bố rằng họ ""đã chiến thắng các định luật vật lý bằng cách bẻ cong được kính," nhờ đó "nâng cấp công nghệ màn hình cho smartphone gập từ nhựa dẻo thành kính siêu mỏng".
Loại kính mới này được Samsung gọi tên là UTG, viết tắt của Ultra Thin Glass. Theo những gì mà Samsung tuyên bố, thì họ "làm được điều không thể khi tạo ra được một loại kính siêu mỏng có thể gập được, và nó sẽ giúp bảo vệ màn hình của bạn khỏi những vết trầy xước."

Thế nhưng chỉ hơn 1 tuần sau đó, khi những chiếc Galaxy Z Flip chính thức tới tay người dùng, rất nhiều vấn đề của chiếc điện thoại này đã lộ ra. Thứ nhất, lớp chắn bụi đặc biệt được Samsung thiết kế riêng cho Galaxy Z Flip hoàn toàn bó tay trước bụi mịn. Thứ hai, lớp kính UTG của Galaxy Z Flip vẫn cần được bảo vệ bởi một lớp nhựa dẻo trên đó nữa, và khả năng chống trầy của cả lớp bảo vệ lẫn lớp kính UTG đều không thấm vào đâu.
Một anh chàng xấu số đã bẻ gãy màn hình của chiếc Z Flip ngay sau khi nhận hàng

Nhưng dù sao thì Samsung cũng không nói dối, bởi chiếc Galaxy Z Flip thật sự là một chiếc smartphone gập có sử dụng màn hình kính. Và thực sự, với chiếc điện thoại này, Samsung đã làm được điều mà trước đây rất nhiều người cho là không thể - đó là sử dụng kính như một loại vật liệu dẻo.
Bản thân chính những nghi ngờ hay cáo buộc của người dùng về việc "màn hình kính của Samsung Galaxy Z Flip thực ra không phải là kính," có lẽ cũng đã khiến chúng ta nhận ra rằng trong tiềm thức của rất nhiều người, việc dùng kính làm màn hình cho một chiếc smartphone gập là điều bất khả thi.
Tuy nhiên, lý thuyết đằng sau công nghệ này thực ra lại hết sức đơn giản.
"Chúng ta có thể uốn cong bất cứ vật liệu nào, miễn là nó đủ mỏng."

"Một trong những ngộ nhận mà rất nhiều người gặp phải, đó là tin rằng kính và thủy tinh là loại vật liệu yếu nên nó dễ bị vỡ." 
Nhà hóa học Mathias Mydlak đến từ tập đoàn sản xuất kính Schott tại Đức cho biết: "Tất cả những vật liệu cứng mà chúng ta biết đều có thể uốn cong được, miễn là nó đủ mỏng. Chẳng hạn như bạn không thể bẻ cong một miếng gỗ 2x4, nhưng nếu bạn nạo lấy một lớp gỗ mỏng thì lớp gỗ đó hoàn toàn có thể uốn cong được. Kính cũng như vậy thôi."

Hãy thử tưởng tượng, hai nguyên tử kết nối với nhau bằng một chiếc lò xo sắt, và chiếc lò xo này sẽ giãn ra khi hai nguyên tử bị kéo căng ra hai hướng. Tuy nhiên, chỉ cần vẫn trong giới hạn, thì chiếc lò xo nối hai nguyên tử vẫn sẽ có thể khôi phục lại được trạng thái ban đầu.
Nói cách khác, khi bạn bẻ cong một lớp kính siêu mỏng, sẽ có ít liên kết hóa học bị bẻ cong hơn, từ đó giúp các liên kết này khó bị đứt gãy hơn. Trong vật lý, ngưỡng giới hạn này được gọi là độ bền kéo (tensile strength).
Theo các chuyên gia vật lý, khi mà bạn có thể tạo ra một lớp kính chỉ dày chưa tới 100 micron - tức bằng độ dày của một sợi tóc - thì lớp kính này có thể được sử dụng cho các thiết bị gập cơ bản. Còn nếu muốn tạo ra một chiếc điện thoại mà khi gập vào không bị một khoảng trống quá lớn, bạn cần một lớp kính mỏng hơn thế nữa rất nhiều.

Trên thực tế, công nghệ hiện đại đã cho phép chúng ta tạo ra những tấm kính mỏng như vậy. Từ 4 năm trước, Schott đã có thể tạo ra những tấm kính mỏng chỉ khoảng 70 micron. Theo lời Samsung, loại kính mà họ sử dụng cho chiếc Z Flip còn mỏng hơn thế nhiều, khi chỉ dày có 30 micron mà thôi. Còn ở thời điểm hiện tại, trong điều kiện phòng thí nghiệm, Schott đã có thể tạo ra được những tấm kính với độ dày khoảng 25 micron.
Nhưng siêu mỏng chỉ là một yếu tố góp phần giúp chúng ta có thể bẻ cong kính mà thôi. Một điều kiện khác cần có ở một tấm kính có thể sử dụng trong các sản phẩm như chiếc Z Flip, đó là sự hoàn hảo. Chỉ cần sót một hạt bụi, một bong bóng khí siêu nhỏ, hay một vết xước thôi, cũng là quá đủ để phá hủy tấm kính này ngay khi chúng ta bẻ cong nó.

"Thường thì áp lực xuất hiện khi chúng ta bẻ cong kính sẽ tập trung tại những điểm không hoàn hảo như thế, và đó cũng là nơi sẽ xuất hiện những vết nứt khiến lớp kính mỏng của chúng ta bị vỡ."
Đó là lý do mà cần rất nhiều công đoạn xử lý hóa chất cũng như xử lý nhiệt để có thể tạo ra một lớp kính mỏng đủ "hoàn hảo" để sử dụng cho những sản phẩm như Galaxy Z Flip. Tuy nhiên, các công đoạn xử lý này cũng khiến cho lớp kính này trở nên dễ xước hơn rất nhiều. Và đối với một lớp kính mỏng như vậy, chỉ một vết xước nhỏ cũng có thể phá hủy toàn bộ lớp kính. Đây có lẽ cũng chính là lý do mà chiếc màn hình của Galaxy Z Flip lại được phủ thêm một lớp bảo vệ màn hình khác bằng nhựa dẻo.

Nói theo một cách nào đó, lớp nhựa dẻo phủ lên trên này chính là "vật hy sinh" để chịu các vết xước thay cho lớp kính. Theo nhận định của một số chuyên gia, chính nhờ có lớp nhựa dẻo này mà Samsung đã giảm tối đa nguy cơ phải đổi trả những chiếc Galaxy Z Flip vì lỗi màn hình.
Trên thực tế, Schott cũng chính là nhà sản xuất kính được Samsung lựa chọn cho chiếc điện thoại Galaxy Z Flip. Tuy nhiên đại diện của công ty này cho biết họ không rõ Samsung đã can thiệp và "gia cố" cho những lớp kính siêu mỏng này như thế nào. Theo những gì Samsung công bố vào hôm thứ 4 vừa qua, thì họ đã "gia cố" cho những tấm kính của Schott bằng "một loại vật liệu đặc biệt để đảm bảo độ bền cho màn hình". Về cơ bản thì đây cũng chỉ là một lời giải thích chung chung kiểu như "Đơn giản là nó hoạt động" của Apple mà thôi.
Bên cạnh Schott, Samsung còn một đối tác nữa trong việc sản xuất những chiếc màn hình của Galaxy Z Flip, đó là Dowoo Insys của Hàn Quốc. Và có vẻ như công nghệ của cả Dowoo lẫn Schott đều được Samsung ứng dụng cho chiếc điện thoại mới này.

Thế nhưng, tất cả những chuyện này lại thổi bùng thêm những câu hỏi khác: Nếu như những tấm kính siêu mỏng này không chống xước được và cũng không được để bị xước, vậy bỏ công bỏ sức nghiên cứu để sử dụng kính làm gì? Tại sao không tiếp tục dùng nhựa dẻo như trước?
Thứ nhất là chất lượng hình ảnh hiển thị trên những chiếc màn hình kính đương nhiên sẽ tốt hơn rất nhiều so với màn hình nhựa dẻo. Thứ hai, đặt trong điều kiện tiêu chuẩn, màn hình kính cũng sẽ bền hơn màn hình nhựa dẻo. Hơn nữa, trải nghiệm của người dùng trên những chiếc màn hình kính của Z Flip có vẻ cũng "đã tay" hơn so với màn hình của Galaxy Fold.
Hơn nữa, công nghệ màn hình kính có thể gập được hiện vẫn chỉ đang ở những bước khởi đầu. Theo như lời của nhà sản xuất kính cường lực Gorilla Glass Corning, rất có thể chỉ một hoặc hai năm nữa thôi, lớp nhựa dẻo bảo vệ màn hình sẽ không còn cần thiết nữa. Theo lời công ty này, những mẫu kính mới có thể bẻ cong được đều đã đến tay các nhà sản xuất, và chúng hoàn toàn có thể biến lời hứa về "bền, chống xước, cũng như đảm bảo chất lượng hiển thị" thành sự thật.

Hiện tại, khó khăn lớn nhất của công nghệ sản xuất kính siêu mỏng chính là việc vẫn chưa có phương pháp tối ưu để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt. Việc cắt, đóng gói, cũng như vận chuyển những lô kính siêu mỏng này ra sao để chúng không bị hỏng học giữa đường vẫn đang là một bài toán khó chưa có lời giải đáp.
Còn về phía Samsung, cũng dễ hiểu lý do tại sao mà tập đoàn này lại cố gắng theo đuổi công nghệ màn hình gập như thế, khi mà tại buổi họp báo mới đây, Samsung cũng đã tiết lộ về tham vọng làm nhà phân phối màn hình gập cho các hãng sản xuất điện thoại khác trên thị trường.
Và có lẽ, khi công nghệ này được hoàn thiện, ngành công nghiệp smartphone sẽ lại bước sang trang mới.

Những tấm pin mặt trời sẽ ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn khi Trái đất nóng lên

Saturday, February 15, 2020

Đánh giá iPhone 6S Plus sau 4 năm gắn bó: Đủ tốt để tôi tiếp tục sử dụng cho đến khi nó hỏng không thể sửa nổi mới thôi

Đánh giá iPhone 6S Plus sau 4 năm gắn bó: Đủ tốt để tôi tiếp tục sử dụng cho đến khi nó hỏng không thể sửa nổi mới thôi

iPhone 6S Plus thừa sức đáp ứng mọi nhu cầu của tôi, vậy tại sao tôi phải tốn vài trăm USD mỗi năm để lên đời máy? Chỉ vì Apple ra mắt thế hệ mới thôi à?


*Bài viết đánh giá của biên tập viên Emanuel Maiberg - trang Motherboard.
Ngay khi vừa ra mắt vào tháng 9/2015, iPhone 6S Plus đã nhận được rất nhiều nhận xét có cánh đến từ loạt báo uy tín. The Verge nhận định: “Đây là mẫu iPhone tốt nhất từ trước đến nay, và cũng là smartphone xịn nhất trên thị trường hiện tại (2015)”. Trang Tech Radar cho rằng: “Với iPhone 6S Plus, Apple đã thổi một làn gió mới cho dòng sản phẩm phablet của mình”. Trang Wired thì không ngần ngại kêu gọi: “Bạn đang cần mua 1 chiếc điện thoại mới? Tin vui đây, mua iPhone 6S Plus là xong”.
Khi iPhone 6S Plus ra mắt, Motherboard đã không viết bất cứ bài đánh giá nào cả, nhưng cá nhân tôi vẫn tự mua cho mình 1 chiếc để trải nghiệm. Và nói nghiêm túc nhé, tôi chưa từng có ý định ngừng sử dụng nó kể từ lúc đó đến tận bây giờ, rời xa máy vài giờ thôi là đã không chịu được rồi. Giờ đây, sau 1,434 ngày, cuối cùng tôi cũng đã sẵn sàng để đưa ra những đánh giá của mình dành cho mẫu smartphone này.
Hơi trễ nhưng dưới đây là bài đánh giá iPhone 6S Plus của tôi sau gần 4 năm sử dụng.

Nói 1 cách ngắn gọn nhất: iPhone 6S Plus là 1 chiếc điện thoại rất tốt. Và trong 1 vũ trụ song song nào đó, nó sẽ là chiếc điện thoại cuối cùng mà bạn chấp nhận bỏ tiền ra mua (vì nó tốt quá nên sẽ chẳng cần phải lên đời gì nữa). Nhưng đời lại không như là mơ các bạn ạ.
Sau 1 hồi lục lọi email của mình, đây là 1 số thông tin cơ bản mà tôi nghĩ cần phải đề cập trong bài viết này: Tôi mua chiếc iPhone 6S Plus vào lúc 6 giờ 17 phút tối ngày 11/3/2016 tại một cửa hàng Apple ở Manhattan, Mỹ. Ngoài ra, tôi còn sắm thêm 2 phụ kiện là ốp da màu đen có giá 50 USD và cáp Lightning, giá 30 USD. Cộng với mức giá 850 USD của chiếc iPhone, thuế và 1 vài phụ phí khác, tôi đã tiêu tốn 1009,27 USD (khoảng 23,4 triệu đồng) - một con số khá lớn tại thời điểm 4, 5 năm trước.
Thế nhưng, mức giá lại chính là điểm mà tôi hài lòng nhất ở iPhone 6S Plus, nếu xét theo tuổi thọ của nó. Tôi dùng nó liên tục trong nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày, trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều năm. Các tác vụ của tôi thì đa dạng, từ nhắn tin, đọc báo mạng, xem video và sử dụng một loạt ứng dụng nhắn tin khác. Thỉnh thoảng tôi cũng chơi game, chụp ảnh và ghi âm mỗi lần đi phỏng vấn.
Nói chung là iPhone 6S Plus dư sức đáp ứng các nhu cầu của tôi, mỗi tội là tôi hay làm rơi nó mà thôi.

Ngoài ra, kể từ khi sở hữu chiếc smartphone này, tôi thường xuyên làm rơi nó ít nhất là 1 lần/ngày mỗi khi đứng lên ngồi xuống. Nhưng cũng không sao cả, vì tôi sử dụng rất nhiều loại ốp bảo vệ khác nhau. Cho đến năm 2018, tôi mới chấp nhận không dùng bất cứ loại case nào nữa sau 1 hồi tranh luận, về vấn đề gì thì nói thật là giờ tôi cũng chẳng nhớ nổi.
Vào tháng 4/2019, tôi lại làm rơi nó trên sàn bê tông tại tòa soạn VICE. Như đã viết ở trên, lúc này chiếc iPhone của tôi đã “ở trần” rồi, không dùng ốp nữa, và điều đó đã khiến màn hình điện thoại xây xát 1 cách tồi tệ. Đồng thời, pin của nó cũng không còn trâu như khi mới mua nữa và chỉ trụ được vài giờ là tắt ngúm. Thế là tôi quyết định mang ra tiệm sửa chữa, xử lý cả 2 vấn đề trên với mức phí 185,09 USD (4,3 triệu đồng).
Đây có lẽ là điều mà Apple không mong muốn tôi thực hiện. Vì sao à? Nhà Táo luôn gây khó dễ cho các cơ sở sửa chữa bên thứ 3, thậm chí còn khởi kiện luôn cả họ nếu cần thiết và luôn làm quá rằng chỉ họ mới sửa được sản phẩm của họ. Sau tất cả, mục đích cuối cùng của Apple là buộc người dùng phải ra Apple Store để sửa máy, hoặc là bỏ tiền ra mua một thiết bị mới từ họ. Nhưng xin lỗi, ở đây tôi không làm thế.
Trong thời đại mà đồ công nghệ thay đổi với tốc độ chóng mặt, tôi thực sự kinh ngạc khi chiếc 6S Plus của mình lại sống thọ đến vậy. Tôi đã làm rơi nó cả trăm, ngàn lần, và liên tục tải về hàng loạt bản cập nhật iOS mới mà chỉ những thế hệ máy tiếp theo mới cân nổi. Chưa hết, nghe thì hơi mất vệ sinh 1 chút nhưng tôi nghĩ mình cần chia sẻ thẳng thắn điều này: Chiếc iPhone này còn từng phải hứng chịu mọi loại chất thải của tôi nữa vì tôi thường xuyên mang nó vào nhà tắm cùng mình! Mỗi lần như vậy, tôi đều lau chùi nó bằng cồn hoặc chất tẩy trùng.
Nhưng đó vẫn chưa phải là điều tệ hại nhất. Phía góc trên bên phải máy là một vết mẻ nhìn khá rõ, rất mất thẩm mĩ. Sau khi mang ra tiệm sửa chữa như tôi đã viết ở trên, màn hình điện thoại của tôi bỗng trở nên hơi bị nhạy quá, dẫn đến việc tôi thường xuyên vô tình nhắn tin, gọi điện cho người khác khi để máy trong túi quần, túi áo. Có hôm khi đang dắt chó đi dạo, tôi lôi máy ra và phát hiện nó đã bị khóa vì nhập sai mật khẩu quá nhiều lần, dù tôi còn chưa động gì vào nó cả. Giờ đây mỗi lần làm rơi máy, thậm chí màn hình còn long ra khỏi khung một chút, và tôi lại phải bấm cho nó khớp lại.
Chiếc 6S Plus của tôi đã nằm gai nếm mật đủ kiểu, nhưng kỳ lạ là đến tận bây giờ nó vẫn sống tốt.

Nói tóm lại: Chiếc iPhone 6S Plus của tôi gần như đã trải qua mọi điều tệ hại nhất có thể xảy ra với 1 chiếc smartphone rồi.
Thế nhưng ngoài những vấn đề nêu trên ra, nó vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu của tôi, giống như ngày đầu tiên tôi mua nó về vậy. Tôi không biết hiện nay còn có ai dùng dòng máy lỗi thời như tôi hay không. Vợ tôi cũng mua 1 chiếc 6S Plus cùng ngày với tôi, và giờ thì cô ấy đã lên đời 2 lần rồi.Tương tự, tổng biên tập Jason Koebler của Motherboard cũng đã thay 2 lần máy, đầu tiên là 1 chiếc 7 Plus và bây giờ là iPhone 11 Pro.
Tôi cũng không thể hiểu nổi tại sao mình vẫn gắn bó với chiếc 6S Plus này trong khi người thân và đồng nghiệp đã thay máy mấy lần liền như vậy. Tôi không nghĩ mình là người keo kiệt hay rẻ mạt gì cả. Tôi nổi tiếng là “tiêu hoang” cho những món đồ công nghệ xa xỉ mà. Ví dụ: Dàn PC của tôi thuộc dạng cực kì đắt tiền với những linh kiện hiện đại nhất, và vẫn được tôi liên tục nâng cấp trong những năm qua.
Tôi không ngại việc phải tiêu pha tốn kém, nhưng tôi ghét phải tiêu tiền một cách thiếu hiểu biết. Tôi không nghĩ mình nên thay điện thoại 1-2 năm/lần chỉ vì Apple ra thế hệ máy mới mỗi năm - đó chính là tiêu tiền thiếu thông minh đấy.

Khi tôi thấy ai đó sử dụng một chiếc smartphone xịn hơn, hiện đại hơn, tôi chẳng việc gì phải ghen tị với họ cả. Tôi không có nhu cầu mở khóa điện thoại bằng khuôn mặt, cũng không cần màn hình lớn hơn, và cũng chẳng dùng gì đến camera mà phải nâng cấp. Trái lại, chính ra họ mới là những người phải ghen tị với chiếc 6S Plus của tôi: Nó có phím Home vật lý, có jack tai nghe 3.5mm, và giúp tôi tiết kiệm được hàng nghìn USD chứ đừng đùa.
Tại sao mỗi năm chúng ta phải tốn thêm vài trăm cho đến vài nghìn USD để nâng cấp máy? Chỉ vì Apple ra mắt thế hệ mới thôi ư?

Chiếc smartphone của tôi dư sức đáp ứng được những gì tôi cần: Đọc tin tức và viết bài trên Internet. Nó là chiếc điện thoại thông minh “màn hình to” đầu tiên và duy nhất của tôi cho đến lúc này. Bản thân Steve Jobs cũng từng khẳng định khách hàng sẽ không muốn mua những sản phẩm có màn hình lớn đâu, cho đến khi Apple tiếp tục gia tăng kích thước smartphone của họ. Họ đang đi ngược lại với lời của Steve, và thật vô nghĩa khi giờ đây điện thoại đang ngày càng chiếm nhiều diện tích trong túi quần, túi áo của người dùng.
Thời đại bây giờ, smartphone có thể coi là cửa sổ mở ra thế giới bên ngoài: Cửa sổ càng lớn thì bạn càng ngắm nhìn được nhiều thứ. Thế nhưng, đa số chúng ta đều quên rằng thế giới này đâu chỉ toàn màu hồng thôi đâu, vậy nên thấy được nhiều không hề đồng nghĩa với tốt hơn nhé. Không biết các bạn thế nào, nhưng cá nhân tôi lại không có cảm tình với cái thế giới nhìn qua “khung cửa sổ” smartphone: Những dòng thông báo tin xấu mỗi đêm, những tin nhắn từ bố mẹ thông báo về sự ra đi của một người họ hàng - tất cả đều chẳng có gì tốt đẹp hết. Tôi biết là nó cũng giúp tôi cập nhật tin tức bổ ích mỗi ngày, nhưng như thế là chưa đủ để tôi phải tôn thờ và liên tục nâng cấp nó.
Mặc dù Apple đã phát triển tính năng Screen Time, nhưng tôi thực sự gặp khó khăn trong việc hạn chế sử dụng smartphone. Thế nên tôi tin rằng Screen Time chính là nụ cười khinh bỉ mà nhà Táo dành cho tôi - 1 con nghiện điện thoại, bằng cách thống kê cực kì chi tiết tổng thời gian mà tôi đã đốt cho chiếc 6S Plus.

Tôi không dùng Twitter như nhiều người khác, và đã gỡ app từ tháng 11/2016. Thế nhưng, tôi lại thường xuyên xem video trên YouTube trước khi đi ngủ, có hôm còn thức đến tận 3 giờ sáng để xem TikTok. Lúc ngủ dậy thì cơ vai tôi đau khủng khiếp vì phải giữ điện thoại ở một tư thế không thoải mái trong thời gian dài. Kể từ đó, tôi cũng đã cố gắng khắc phục tình trạng này bằng cách để điện thoại ở trên bàn làm việc trước khi đi ngủ chứ không mang nó lên giường cùng mình nữa. Và thế là sức khỏe lại phất lên mọi người ạ.
Dù có hơi "tã", nhưng tôi vẫn sẽ gắn bó với chiếc iPhone 6S Plus của mình cho đến khi nó hỏng không thể sửa nổi nữa.

Đối với tôi, chiếc iPhone 6S Plus giờ đây như một món đồ trung lập vậy: Khẳng định luôn này, tôi chẳng yêu thích gì nó cả. Nhưng không phải vì nó lỗi thời, mà là bởi nó có quá nhiều công nghệ mà tôi nghĩ là không cần thiết đối với tôi. Sở hữu 1 dòng máy ngon hơn có lẽ cũng khá vui đấy, nhưng chỉ trong 1 khoảng thời gian ngắn thôi, rồi sau đó nó cũng sẽ giống như chiếc 6S Plus này. Nếu vậy thì tôi nghĩ mình không nên tốn thêm tiền để nâng cấp, và lại thấy phiền não vì những công nghệ hiện đại mới mà không thực sự hữu dụng với mình.
Chắc chắn sẽ có ngày chiếc 6S Plus của tôi sẽ hỏng đến mức không thể sửa chữa được, và những phiên bản iOS sẽ ngày một hiện đại đến mức nó không cân nổi nữa, hoặc 1 lỗi bảo mật nghiêm trọng buộc tôi phải đổi máy để bảo đảm an toàn thông tin cho mình. Thế nhưng từ giờ cho đến lúc đó, tôi vẫn sẽ gắn bó với chiếc smartphone của mình. Nó dư sức đáp ứng được mọi nhu cầu của tôi. Nếu nó vẫn hoạt động tốt, thì tôi sẽ không bao giờ bỏ nó. Nếu nó hỏng, tôi vẫn sẽ sửa nó cho đến khi lực bất tòng tâm mới thôi.

Cáo cụ" Tim Cook: Không phá giá như Xiaomi hay Vsmart, mà xâm chiếm dần dần vào thị phần Android

"Cáo cụ" Tim Cook: Không phá giá như Xiaomi hay Vsmart, mà xâm chiếm dần dần vào thị phần Android

"Cáo cụ" Tim Cook: Không phá giá như Xiaomi hay Vsmart, mà xâm chiếm dần dần vào thị phần Android

Giảm giá là chiêu bài quen thuộc, nhưng giảm giá như thế nào cho "đúng"? Hãy hỏi Tim Cook.


13 năm sau khi Steve Jobs khởi đầu cuộc cách mạng modern smartphone, iPhone giá rẻ vẫn là nỗi thèm muốn của nhiều người. Ngay cả khi Android giá rẻ tràn ngập thị trường, số lượng người tìm mua iPhone đời cũ vẫn đủ nhiều để iPhone 8 hay iPhone XR lọt top bán chạy nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhiều người dùng còn chấp nhận rủi ro mua iPhone lock để rẻ được vài triệu đồng.  
Bởi thế, chúng ta có thể gần như chắc chắn rằng, nếu iPhone được giảm giá mạnh, Apple sẽ chiếm thị phần cao hơn rất nhiều so với hiện nay. Nếu iPhone giá cao còn có thể lọt top (hay đứng đầu) các bảng xếp hạng bán chạy trong khi Android cao cấp hoàn toàn vắng bóng, chẳng có lý do gì không tin iPhone giá thấp sẽ "làm gỏi" Android giá mềm.
Nhưng Apple giờ là công ty được lãnh đạo bởi con cáo già cao tay nhất làng công nghệ. Apple sẽ không bao giờ phá giá theo kiểu Xiaomi (hay Vsmart). Tháng 9/2019, iPhone 11 ra mắt với mức giá 700 USD, giảm 50 USD so với giá khởi điểm của iPhone XR khi vén màn vào năm 2018. Cùng lúc, chiếc XR cũ kỹ cũng không bị khai tử như 2 người anh em XS và XS Max mà được giảm giá chỉ còn 600 USD. Sau gần 3 năm, đến tận cuối 2019 Apple mới có iPhone khung giá 600 USD.


Trong quý 3, dù mới chỉ có tuổi đời không đầy 1 tuần nhưng iPhone 11 vẫn lọt top 10 bán chạy nhất thế giới. Vị trí số 1 nằm vững trong tay iPhone XR. Đến quý 4, iPhone 11 vượt mặt đàn em. Theo nhiều nguồn phân tích thị trường, Apple có thể là thương hiệu smartphone số 1 thế giới trong quý cuối năm, vượt mặt đối thủ Samsung (do cả Apple và Samsung đều không công bố số liệu chính thống, vẫn có nhà phân tích cho rằng Samsung vượt Apple với khoảng cách không đáng kể).
Bất kể số liệu về doanh số có chính xác hay không, Apple đã đè bẹp tất cả các đối thủ cạnh tranh khác trên khía cạnh quan trọng nhất: lượng tiền thu về. Doanh thu iPhone trong quý 4/2019 đạt 56 tỷ USD, cao hơn tổng doanh thu tất cả các mảng kinh doanh của Samsung – vốn bao gồm cả các mảng bán dẫn, tấm, cảm biến hay TV thuộc top đầu thế giới bên cạnh smartphone. Con số này cũng gần tương đương với tổng doanh thu của Huawei trong cả nửa đầu năm 2019 và gấp gần 4 lần doanh thu smartphone của Xiaomi trong cả năm 2018. Khi doanh thu dịch vụ và phụ kiện vẫn đang phát triển đều đặn, cơn sốt mới của iPhone đã giúp cho Apple đạt doanh thu lên tới 91 tỷ USD trong quý tài chính cuối cùng của năm.

Thực tế, chính Apple cũng có phần bất ngờ về thành công của iPhone 11: vào quý 3, hãng này dự đoán doanh thu cả công ty trong quý 4 sẽ chỉ đạt 85 – 89 tỷ USD. Con số 91 tỷ USD đạt được cũng đã giúp Apple cán đổ một cột mốc quan trọng: thu về hơn 1 tỷ USD mỗi ngày. Tất cả các ông lớn khác trong làng công nghệ như Microsoft, Google hay Huawei và Samsung đều chưa từng chạm tay đến cột mốc này.
Nếu giảm giá khởi điểm chỉ 50 USD đã đủ giúp cho Apple vươn lên vị trí số 1 thế giới, điều gì sẽ xảy ra nếu như iPhone mới đối đầu trực tiếp với smartphone Samsung hay Xiaomi ở các mức giá vốn là "sân nhà" của các hãng này như 300 hay 400 USD? Chắc chắn, doanh số iPhone sẽ còn bùng nổ hơn nữa.
Nhưng một lần nữa, Tim Cook là một con cáo già, mà cáo già thì sẽ không bao giờ làm những điều mà kẻ khác cho là hiển nhiên. Chỉ cần giảm giá vỏn vẹn 50 USD, Apple đã vươn lên đứng đầu thế giới và cùng lúc thu về tới 20 tỷ USD lợi nhuận trong quý vừa rồi – giảm giá hơn nữa sẽ làm suy giảm tỷ suất lợi nhuận "trong mơ" của Táo. Quan trọng hơn, giảm giá sốc cũng có nghĩa rằng hình ảnh "premium" của Apple sẽ bị mai một, iPhone sẽ mất dần sức hút riêng trước các đối thủ Android. Khi ngay cả một hãng phá giá cấu hình như Xiaomi cũng đã hơn 1 lần suy giảm doanh số trầm trọng, một kẻ khôn ngoan như Tim Cook sẽ không giảm giá cho đến khi bắt buộc phải làm vậy.

Đáng sợ hơn, Tim Cook còn hai con bài mà không hãng Android nào có thể đấu lại: dịch vụ và phụ kiện. Trong quý 4, dịch vụ là mảng kinh doanh có doanh thu cao thứ 2 của Apple chỉ thua kém duy nhất iPhone trong khi mảng phụ kiện có doanh thu vượt mặt cả Mac lẫn iPad. Tính tổng cộng, doanh thu hai mảng này lên tới hơn 20 tỷ USD, vẫn cao hơn doanh thu smartphone của Xiaomi trong cả năm. Hiển nhiên, dù đều có bán phụ kiện hay dịch vụ riêng (đặc biệt là qua các bản ROM Trung Quốc), các hãng Android khác không thể cạnh tranh nổi với Apple. Xét cho cùng, người mua iPhone vẫn có tài chính dư dả hơn người mua smartphone Android.
Điều này có nghĩa rằng, nếu gộp chung các dịch vụ và phụ kiện vào cùng một hệ sinh thái với iPhone, Apple có đủ tiềm lực để giáng cho smartphone Android đòn đau hơn nữa. Tim Cook có thể tiếp tục giảm giá sâu hơn cho iPhone và bù đắp doanh thu/lợi nhuận bằng Apple Music, AirPods, Apple Watch, Apple TV+ v...v...

Một kịch bản như vậy có thể khiến các đối thủ Android phải hoảng sợ. Những chiếc iPad giá 300 USD ra mắt gần đây là minh chứng cho thấy Cook sẽ không ngại sử dụng chiêu bài giá khi cần. Câu hỏi duy nhất còn lại là, khi nào thì Tim Cook sẽ dùng chiêu bài này với iPhone?

Có lẽ là chưa phải năm nay. Những chiếc smartphone mác Táo vẫn là ông vua không ngai của phân khúc cao cấp, và vị CEO cáo già của nhà Táo sẽ tận dụng vị thế ấy để thực thi chiến lược khôn ngoan của mình: giảm giá từ từ để chiếm dần thị phần từ Android, cùng lúc giữ vững cho doanh thu và lợi nhuận cao ngất ngưởng bằng định vị cao cấp và một hệ sinh thái hùng mạnh!

Với 1,7 triệu USD, bạn sẽ có thể sở hữu được tên miền nguy hiểm nhất thế giới ở thời điểm hiện tại

Friday, February 14, 2020

Với 1,7 triệu USD, bạn sẽ có thể sở hữu được tên miền nguy hiểm nhất thế giới ở thời điểm hiện tại

Với 1,7 triệu USD, bạn sẽ có thể sở hữu được tên miền nguy hiểm nhất thế giới ở thời điểm hiện tại

Tên miền này không chứa bất kỳ nội dung cấm nào, nhưng nó có khả năng giúp bạn truy cập vào dữ liệu của rất nhiều công ty và tập đoàn trên thế giới.

Khi nhắc đến những tên miền "nguy hiểm" trên mạng Internet, có lẽ sẽ có rất nhiều người nghĩ đến những trang darkweb - nơi chứa đầy những nội dung cấm cũng như những nội dung nhạy cảm. Tuy nhiên, trên thực tế, còn có một tên miền khác cũng hết sức nguy hiểm, bất chấp việc đó chỉ là một tên miền trống. Tên miền đó là "corp.com", hiện đang được rao bán với giá 1,7 triệu USD.
Tên miền này nằm trong số rất nhiều tên miền được doanh nhân Mike O'Connor mua vào khoảng hơn 20 năm trước - thời điểm mà ông mua hàng loạt các tên miền như bar.com, pub.com, hay place.com. Những tên miền này cũng dần trở nên "được giá" theo thời gian, và cũng dần được O'Connor bán đi hết, trừ "corp.com".

Theo như trang blog chuyên về an ninh mạng "Krebs On Security", không phải tự nhiên mà corp.com lại là một trong những tên miền nguy hiểm nhất trên thế giới. Sự nguy hiểm của tên miền này nằm chính ở cái tên của nó, khi mang tới tiềm năng cho chủ tên miền thu thập được rất nhiều thông tin nhạy cảm của các doanh nghiệp trên thế giới - trong số đó có cả địa chỉ email, mật khẩu tài khoản cán bộ, v...v...
Nguyên nhân dẫn đến điều này nằm ở chính cách mà các mạng nội bộ của nhiều doanh nghiệp vận hành. Giải thích một cách đơn giản, khi nhiều chiếc máy tính sử dụng hệ điều hành Windows kết nối với nhau thông qua mạng nội bộ trong doanh nghiệp, chúng có thể nhận ra nhau thông qua giao thức "Active Directory" của Windows. Trong những phiên bản đầu tiên hỗ trợ giao thức này, đường dẫn mặc định còn được gọi là "corp".

"Nguyên nhân mà tên miền corp.com trở nên nguy hiểm được gọi là 'xung đột tên miền', khi mà những tên miền được sử dụng trong mạng nội bộ lại trùng tên với một tên miền có thể truy cập được trên mạng Internet."
Và đương nhiên, rất nhiều công ty trên thế giới không hề thực hiện bất cứ chỉnh sửa nào mà sử dụng cài đặt mặc định cho mạng nội bộ của mình. Điều này dẫn đến tình trạng nhân viên của họ, khi thực hiện truy cập vào các trang nội bộ của công ty, máy tính của họ đồng thời cũng sẽ lấy dữ liệu từ trang "corp.com" trên mạng internet, dẫn đến chủ tên miền này hoàn toàn có thể can thiệp vào những kết nối ấy để lấy đi các thông tin nhạy cảm trong máy tính.
Chính bởi vậy, O'Connor hy vọng rằng Microsoft sẽ đứng ra mua lấy tên miền này, vì nạn nhân chịu thiệt hại lớn nhất nếu như tên miền "corp.com" rơi vào tay kẻ xấu sẽ là những người dùng Windows.

Ảnh thực tế Xiaomi Mi 10 Pro: Phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của Mi Note 10 Pro

Ảnh thực tế Xiaomi Mi 10 Pro: Phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của Mi Note 10 Pro

Ảnh thực tế Xiaomi Mi 10 Pro: Phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của Mi Note 10 Pro

Xiaomi Mi 10 Pro được cho là phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của Mi Note 10 Pro về cả yếu tố hiệu năng lẫn camera.


Tại sự kiện ra mắt online tổ chức vào chiều ngày hôm nay (13/2), Xiaomi đã chính thức cho ra mắt bộ đôi flagship cao cấp nhất dòng Mi là Mi 10 và Mi 10 Pro. Cả 2 đều mang trong mình sức mạnh tới từ con chip Snapdragon 865, cũng như được trang bị cụm 4 camera chính chất lượng, được DxOMark đánh giá là tốt nhất trên thế giới smartphone hiện tại với điểm số 124 điểm.
Về thiết kế của bộ đôi Mi 10 và Mi 10 Pro, người dùng có thể thấy rõ sự quen thuộc trong ngôn ngữ thiết kế của máy, khi cả 2 đều mang dáng dấp của "người anh em" Mi Note 10/Pro ra mắt vào cuối năm ngoái. Có thể nói bộ đôi Mi 10 và Mi 10 Pro là một phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của dòng Mi Note 10, cả về hiệu năng phần cứng lẫn camera.
Đây là vỏ hộp của Mi 10 Pro

Mặt lưng của Mi 10 Pro có thiết kế cụm camera khá giống Mi Note 10 Pro

Mặt lưng này được hoàn thiện từ chất liệu kính, cụm camera được đặt dọc ở phía trên góc trái, phía dưới là logo Mi quen thuộc cùng biểu tượng 5G, cho biết máy sẽ hỗ trợ mạng 5G (cả độc lập và không độc lập)

Mặt trước của Mi 10 Pro là một màn hình Super AMOLED kích thước 6.67 inch, sử dụng kiểu thiết kế "đục lỗ" với camera selfie 20MP ở góc trái bên trên. Màn hình này cũng hỗ trợ tần số quét 90Hz

Hai cạnh màn hình của máy được làm cong tràn ra hai bên, viền trên dày hơn một chút

Viền dưới của máy cũng được làm dày hơn, đây là đặc điểm chung của smartphone Android hiện nay

Cạnh dưới của máy là nơi đặt dải loa, mic thoại, cổng sạc USB-C và khay cắm sim

Cạnh trên là dải loa thứ 2, "mắt thần" hồng ngoại và mic thu âm thứ 2

Xiaomi Mi 10 Pro đi kèm với cục sạc nhanh công suất lên tới 65W...

Mặc dù máy chỉ hỗ trợ tối đa 50W đối với sạc có dây, 30W đối với sạc không dây và 10W đối với sạc ngược không dây

Xiaomi Mi 10 Pro sẽ được bán ra với mức giá khởi điểm từ 16.6 triệu đồng, lên kệ ngày 14/2

Cấu hình chi tiết Xiaomi Mi 10 Pro:
- Màn hình 6.67 inch, Super AMOLED, 90Hz
- CPU: Snapdragon 865
- RAM: 8/12GB
- ROM: 256/512GB
- Camera: 108MP + 20MP + 12MP + 8MP
- Pin: 4500mAh, sạc nhanh 50W (có dây), 30W (không dây), 10W (sạc ngược)

Tin Nhà Đất

https://underworld24h.blogspot.com/search/label/Dat?max-results=5