Showing posts with label ky nang. Show all posts
Showing posts with label ky nang. Show all posts

Saturday, January 18, 2020

PHƯƠNG PHÁP TẨY TRẮNG RĂNG TỰ NHIÊN KHÔNG THỂ BỎ QUA

PHƯƠNG PHÁP TẨY TRẮNG RĂNG TỰ NHIÊN KHÔNG THỂ BỎ QUA

Tất cả chúng ta ai cũng muốn sở hữu một hàm răng trắng sáng tự nhiên mà không phải đến nha khoa và bỏ ra nhiều chi phí. Vậy cách nào để tẩy trắng răng hiệu quả tại nhà, cùng tìm hiểu nhé!

20 bí mật của người thật sự hạnh phúc


∗ Tẩy trắng răng tự nhiên với dâu tây:
Dâu tây là loại trái cây có chứa nhiều axit malic có tác dụng loại bỏ những mảng bám trong kẽ răng. Cách đơn giản nhất là bạn có thể ăn trái dâu tây hàng ngày, hoặc nghiền nát trộn với baking soda để thành 1 hỗn hợp để làm kem đánh răng. Thực hiện 1 – 2 lần/ tuần bạn sẽ thấy tác dụng của phương pháp tẩy trắng răng tự nhiên từ dâu tây này.

∗ Phương pháp tẩy trắng răng tự nhiên với chanh và muối
Đây là 2 loại thực phẩm trong gia đình nào cũng có. Chanh và muối có tính axit giúp tẩy trắng răng. Bạn có thể trộn  1 vài giọt nước cốt chanh và 1 vài hạt muối vào kem đánh răng để đánh răng vào buổi tối. Tuy nhiên, không áp dụng cách này quá nhiều, chỉ nên áp dụng 2 – 3 lần/ tuần vì hỗn hợp có tính chất tẩy nên nếu răng để nướu và mô răng mềm dính vào sẽ gây xót hoặc làm mòn men răng.

∗ Tẩy trắng răng bằng vỏ chuối:
Một điều bất ngờ dành cho bạn, từ những thứ mà bạn tưởng chừng là không sử dụng nữa như vỏ chuối thì không có tác dụng nữa. Tuy nhiên, trong vỏ chuối chín cũng có chất làm sạch các mảng bám đồng thời cũng có tác dụng làm sáng màu răng. Đây chính là phương pháp tẩy trắng răng tự nhiên mà bạn có thể không ngờ tới.
Cách làm:
Bạn nên lấy vỏ chuối chín để có tác dụng tốt nhất. Có thể đánh răng trước khi chà mặt trong của vỏ vào răng 1 - 2 phút rồi đánh sạch lại răng hoặc bạn có thể chà trước rồi đánh sau, Thực hiện 2 lần sáng tối mỗi ngày

∗ Phương pháp tẩy trắng răng tự nhiên được chiết xuất từ lô hội.
Trong lô hội có chứa chất có tác dụng ức chế những vi khuẩn có hại cho răng, tiêu viêm, giúp răng được làm sạch an toàn nhất. Hãy dùng chất gel có trong lô hội để trà xát lên răng trước khi đánh răng bạn sẽ thấy hiệu quả ngay sau tuần đầu tiên sử dụng. Nhớ áp dụng cách này 2 lần/ tuần nhé!

Một số cách thực hiện tẩy trắng răng trên giúp bạn biết thêm những kiến thức về các phương pháp tẩy trắng răng tự nhiên mà bạn có thể chưa biết. Với những tình trạng răng bị xỉn màu nhẹ hoặc do nguyên nhân bị ngả màu do thực phẩm thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện những cách làm trên, răng của bạn sẽ trắng, sáng hơn rất hiệu quả đấy.
 (* Lưu ý: Hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng răng miệng mỗi người)
Nếu bạn bị xỉn màu răng do yếu tố bên trong quyết định thì ngoài việc duy trì các phương pháp tẩy trắng răng tự nhiên, hãy áp dụng các phương pháp tại phòng nha để có thể tẩy trắng răng từ sâu bên trong nhé. 

Vi khuẩn ho gà đã kháng vắc-xin, chúng ta sẽ cần một vắc-xin mới trong thập kỷ tới


Lương, Thưởng Tết Âm lịch 2020 - Những thông tin quan trọng

Lương, Thưởng Tết Âm lịch 2020 - Những thông tin quan trọng

Tết Âm lịch 2020 đang đến gần. Đối với người lao động, bên cạnh việc nghỉ lễ thì những vấn đề xung quanh tiền lương, tiền thưởng luôn là mối quan tâm hàng đầu.

Vi khuẩn ho gà đã kháng vắc-xin, chúng ta sẽ cần một vắc-xin mới trong thập kỷ tới




Được nghỉ làm và hưởng nguyên lương

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2012:
Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương 05 ngày Tết Âm lịch.
Nếu ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Trên cơ sở đó, Tết Âm lịch sắp tới, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên cả nước sẽ được nghỉ 07 ngày liên tiếp, từ ngày 29 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý.
Trong đó, mùng 1 và mùng 2 Tết Âm lịch trùng vào thứ Bảy và Chủ nhật nên nghỉ bù vào ngày mùng 4 và mùng 5 Tết Âm lịch.
 

Đi làm hưởng ít nhất 400% tiền lương

Như đã đề cập, người lao động được nghỉ làm trong suốt những ngày nghỉ Tết Âm lịch. Trường hợp do đặc thù công việc hoặc thực hiện theo sự phân công, sắp xếp của người sử dụng lao động mà người lao động vẫn đi làm vào những ngày này thì sẽ được tính là làm thêm giờ và hưởng lương làm thêm giờ.
Theo đó, khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm:
Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ.
Do đó, nếu người lao động làm thêm giờ trong ngày Tết Âm lịch sắp tới sẽ được hưởng tối thiểu 400% tiền lương ngày làm việc bình thường.

Làm vào ban đêm hưởng ít nhất 490% tiền lương

Khoản 2 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 chỉ rõ:
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo thời gian làm việc thực tế, tiền lương làm thêm giờ, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Trên cơ sở này, nếu làm việc vào ban đêm trong dịp Tết Âm lịch 2020 thì tổng tiền lương mà người lao động nhận được bằng 490% tiền lương của ngày làm việc bình thường.
Lưu ý: Người sử dụng lao động không được ép người lao động làm thêm vào dịp Tết và chỉ bố trí người lao động đi làm khi có sự đồng ý của người lao động.

Có thể không được thưởng Tết

Theo khoản 1 Điều 103 Bộ luật Lao động 2012:
Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Do đó, có thể thấy, pháp luật không bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng Tết cho người lao động. Người sử dụng lao động có thể thưởng hoặc không.
Trường hợp có thưởng thì mức thưởng cũng sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc trong năm của người lao động.
 

Có thể không được tháng lương 13

Pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào về tháng lương 13 và không phải doanh nghiệp nào cũng có lương tháng 13.
Việc người lao động có được lương tháng 13 vào dịp cuối năm hay không sẽ phụ thuộc vào nội quy, quy chế riêng của từng doanh nghiệp cũng như điều khoản thỏa thuận tại hợp đồng lao động đã ký kết giữa người lao động với người sử dụng lao động.

10 câu nói với sếp có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn

Thursday, January 2, 2020

Nghệ thuật xử lý làm gì khi nhân viên không nghe lời

Nghệ thuật xử lý làm gì khi nhân viên không nghe lời

Là chủ của một phòng ban hoặc một công ty bạn sẽ luôn luôn phải quản lý nhân viên của mình. Trong công việc sẽ có những trường hợp nhân viên khó bảo, không chịu sự quản lý của bạn. Vậy làm gì khi nhân viên không nghe lời? Để nhân viên thật sự nghe lời  và tôn trọng bạn là cả một nghệ thuật ứng xử.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ tràn ngập rác thải sau giao thừa

Những kỹ năng xử lý nhân viên chống đối

1.Giữ bình tĩnh

Khi làm việc với những nhân viên ngang bướng chắc hẳn sẽ rất ức chế, giận dữ. Nhưng bạn cần tìm cách để kiềm chế cơn giận lại. Sẽ chả có ích gì khi bạn cáu giận với một người ương bướng. Hành động la mắng nơi công sở sẽ làm mất đi sự uy nghiêm của một người lãnh đạo.
Bạn sẽ không tìm cách giải quyết được vấn đề khi nóng giận. Vậy nên cần kiềm chế lại cảm xúc. Tỏ ra mình là người sếp không chấp nhặt với nhân viên. Và khi bình tĩnh rồi hãy tìm cách giải quyết việc làm gì khi nhân viên không nghe lời.




Giữ bình tĩnh khi trao đổi

2.Tìm nguyên nhân khiến nhân viên như vậy

Khi nhân viên không tôn trọng sếp đừng vội đánh giá về người đó. Hãy thử đi tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ lại như vậy. Rất nhiều người vì những hiểu nhầm không đánh có mà không tôn trọng sếp của họ. Có thể rằng nhân viên bất đồng quan điểm trong cách xử lý của bạn?
Hoặc do lãnh đạo quá cứng nhắc, bảo thủ, khuôn phép? Tự đánh giá chính mình sau đó suy xét đến thái độ cấp dưới chính là tác phong của lãnh đạo chuyên nghiệp. Nếu nguyên nhân là do thái độ của nhân viên thì lãnh đạo cũng nên bình tĩnh. Vì mình là người đi trước họ nên phải giúp họ tốt hơn.
Làm như nào để tìm hiểu nguyên nhân? Đây là một điều khó khăn với lãnh đạo. Xử lý nhân viên chống đối phải thật sự khéo léo. Bạn nên có một cuộc trò chuyện riêng với nhân viên đó. Một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, chia sẻ mọi việc sẽ là cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Hãy ngồi lại với nhân viên của bạn nói chuyện thẳng thắn về những khúc mắc. Và cả hai sẽ cùng tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

3.Cách giao việc đặt biệt

Hầu hết các nhân viên khó bảo thường rất hiếu thắng trong công việc. Họ sẽ dồn hết sức để hoàn thành tốt một công việc nào đó. Nên để xử lý nhân viên chống đối bạn nên có kế hoạch giao việc khác biệt. Hãy giao những công việc để họ phát huy được tinh thần làm việc tốt.
Hạn chế những bất đồng quan điểm với người khác. Quy luật giao việc cho nhân viên khó bảo thường sẽ khác nhân viên thường. Vì họ sẽ gần như không muốn áp dụng bất cứ quy tắc nào. Vậy nên bạn hãy để họ phát huy tính sáng tạo riêng của bản thân. Nhưng sự sáng tạo đó vẫn phải đảm bảo hiệu quả và tiến độ phát triển công việc.
Thay vì ra lệnh hoặc ép họ làm điều này điều kia theo ý mình. Lãnh đạo hãy ngồi cùng  nhân viên để bàn bạc thống nhất công việc. Cùng tìm ra hướng đi công việc tốt nhất. Với một số người khó bảo thường không coi trọng việc lãnh đạo giao.
Nên làm gì khi nhân viên không nghe lời như vậy? Trong trường hợp này hãy giải thích với họ về tầm quan trọng của công việc. Để họ thấy rằng họ sẽ đảm nhận một trách nhiệm không nhỏ trên vai. Từ đó nhân viên sẽ cố gắng làm tốt công việc của họ.


Có cách giao việc đặc biệt

4.Biết cư xử đúng lúc

Để xử lý nhân viên chống đối bạn cần biết mềm mỏng, cứng rắn đúng thời điểm. Không phải cứ lúc nào cũng mềm mỏng, hòa nhã mãi. Điều đó sẽ chỉ làm nhân viên coi thường bạn. Nghĩ bạn không đủ khả năng lãnh đạo. Và họ sẽ tiếp tục không nghe lời, không tôn trọng lãnh đạo.
Lúc nhân viên làm sai, hoặc có những lý lẽ vô căn cứ. Chính là lúc bạn cần có lời lẽ phê bình đúng đắn, đúng chỗ, đúng thời điểm. Có thể không nên gay gắt với họ trước mặt nhiều người khác. Hãy gọi họ vào phòng riêng và phê bình họ.
Khi bầu không khí đang quá căng thẳng, bạn nên kiềm chế một chút. Nếu không sẽ có một cuộc tranh cãi lớn xảy ra. Những lúc như vậy, hãy dừng cuộc tranh luận bằng cách im lặng hoặc đi ra ngoài. Sau khi đó hãy bình tĩnh nói chuyện lại với nhân viên của mình. Điều này thể hiện tố chất lãnh đạo của bạn. Bạn là người trên, bạn phải có cách ứng xử tốt hơn những nhân viên của mình. Như vậy bạn mới có được sự coi trọng từ phía nhân viên.

Có quyết định dứt khoát

Để nhân viên có sự tôn trọng mình, bạn nên hành động, làm việc thẳng thắn. Đừng chần chừ khi đưa ra những quyết định. Hãy để nhân viên thấy được sư quyền uy của người làm sếp. Bạn phải là người nói một là một, hai là hai. Đừng để nhân viên cảm thấy mình có thể điều khiển được sếp. Muốn có được sự tôn trọng bạn phải thật chuyên nghiệp. Trong việc xử lý nhân viên chống đối hãy quyết định dứt khoát để làm gương cho người khác.


Quyết định dứt khoát với nhân viên

Những gợi ý trên chắc hẳn đã giúp bạn trả lời được câu hỏi làm gì khi nhân viên không nghe lời. Áp dụng chúng thật tốt để có thể giải quyết được vấn đề. Hãy trở thành một lãnh đạo chuyên nghiệp nhất.

Pin dự phòng nổ trên máy bay, máy bay hạ cánh gấp

Monday, December 23, 2019

6 yếu tố quan trọng có thể quyết định mức lương của dân công sở trong năm 2020

6 yếu tố quan trọng có thể quyết định mức lương của dân công sở trong năm 2020

Nếu đang băn khoăn không biết năm mới có được tăng lương không, chị em nên đặc biệt chú ý tới 6 yếu tố dưới đây.




Trang web chuyên thống kê lương/thưởng của người lao động trên toàn thế giới Salary.com - đã đưa ra gợi ý về 6 yếu tố quan trọng có thể giúp chị em công sở bứt phá về thu nhập trong năm 2020

Kinh nghiệm bản thân





Có một hiểu lầm rất cố hữu là: người càng nhiều kinh nghiệm, hay nói thẳng ra là đi làm càng lâu năm, thì mặc nhiên mức lương cũng sẽ cao hơn. Trên thực tế, đa phần công ty sẽ trả lương cao cho những người có kinh nghiệm thích hợp với yêu cầu công việc. Thế nên vấn đề ở đây là chất lượng kinh nghiệm, chứ không phải số năm kinh nghiệm.

Trình độ học vấn



Thoạt nghe có vẻ "biết rồi khổ lắm nói mãi phải không?" Ai mà chẳng biết người có bằng Đại học sẽ dễ kiếm việc làm hơn người không có bằng cấp, hay thạc sĩ có thể kiếm thu nhập cao hơn cử nhân thông thường.
Tuy nhiên điều bạn chưa biết là: mức lương hiện tại còn bị chi phối bởi cách bạn sử dụng kỹ năng vào công việc, hay chí ít là cách bạn thuyết phục lãnh đạo thấy được năng lực của bạn.

Sở hữu các chứng chỉ đặc thù

Khác với trình độ học vấn, chứng chỉ đặc thù là thứ bạn cần có sau khi đã đi làm 1 thời gian. Vài ví dụ tiêu biểu bao gồm CPA cho ngành kế toán, SCRUM cho lĩnh vực IT hay Google IQ cho vị trí Marketing.
Trong trường hợp chưa có, một kế hoạch chi tiết hướng đến việc học và thi lấy chứng chỉ sẽ giúp bạn tăng cơ hội cải thiện mức lương hiện tại.

Năng lực ngoại ngữ

Nếu ai đó nói học ngoại ngữ giúp bạn tăng thu nhập, ắt hẳn bạn sẽ nghĩ họ lại đang giáo điều cũ rích.
Đúng là ngoại ngữ không trực tiếp mang về cho bạn nhiều tiền hơn, nhưng nó là tấm vé thông hành đưa bạn đến môi trường làm việc tốt hơn. Đó có thể là tập đoàn đa quốc gia, hoặc ngành nghề thường xuyên làm việc với đối tác nước ngoài. Chính yếu tố môi trường này là thứ sẽ chi phối thu nhập của bạn, trong nhiều trường hợp có thể tăng lên 30% hay thậm chí là nhiều hơn.

Biểu hiện của cấp trên hoặc cấp dưới

Nói một cách dễ hiểu là cấp dưới của bạn càng năng nổ bao nhiêu, mức lương bạn nhận được từ công ty sẽ cao bấy nhiêu.
Thế nên, đừng ngần ngại tạo cơ hội cho nhân viên dưới quyền phát triển bản thân, vừa giúp công việc suôn sẻ, vừa khẳng định tầm quan trọng và tố chất lãnh đạo của bạn. Nếu hiện tại bạn vẫn là một nhân viên cấp thấp, hãy tiếp tục chăm chỉ làm việc một cách hiệu quả và sáng tạo, những nỗ lực của bạn sẽ góp phần vào sự thành công chung của tập thể và đương nhiên là sẽ được tăng lương.

Mức độ đóng góp cho tập thể

Thực tế đã chứng minh, nhiều vị trí khi chấp nhận chuyển công tác về những nơi xa xôi, hoặc chi nhánh ở quốc gia chậm phát triển, lại được thăng tiến và hỗ trợ tốt hơn.
Sở dĩ như vậy là do công ty sẽ trả lương theo mức độ đóng góp của bạn vào sự phát triển chung. Ngoài ra, nếu chấp nhận công việc theo ca, đảo lộn lịch sinh hoạt, mức thu nhập của bạn cũng có thể cao để bù đắp cho sự hi sinh vì tập thể chung.

Những chi tiết nhỏ nhặt làm thay đổi cả trải nghiệm công nghệ của người dùng như thế nào


10 câu nói với sếp có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn

10 câu nói với sếp có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn

Đừng bao giờ nói với sếp rằng 'Tôi sẽ làm việc đó, nhưng không phải ưu tiên lúc này', nó cho thấy bạn không biết sắp xếp thứ tự ưu tiên.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, sếp dường như giống đồng nghiệp, bạn bè hơn là những nhân vật quyền lực. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa bạn có thể "vô tư" phát biểu trước mặt họ, nhất là trong công việc.
Asiaone đã làm một khảo sát, đề nghị một số vị sếp chia sẻ những câu nói họ đánh giá là những lời tệ nhất mà một nhân viên nói ra, có thể gây tổn hại cho sự nghiệp và khiến người đó gặp khó khăn. 10 câu nói đó là:
1. Tôi được lợi gì từ việc này?
Theresa, người quản lý bộ phận PR của một cửa hàng nói rằng việc đặt ra câu hỏi khi được giao một nhiệm vụ nào đó hoàn toàn được khuyến khích, tuy nhiên có những câu hỏi không hay chút nào. Theo Theresa, câu hỏi "Tôi được lợi gì từ việc này?" chẳng khác gì hỏi "Tôi nhận được gì từ công việc đó?".




















Theo Theresa: "Điều đó giống như bạn nói rằng mình sẽ chỉ làm công việc đó nếu nó mang lại lợi ích cho bản thân. Đối với tôi, câu nói đó cho thấy nhân viên không có tinh thần hợp tác".
Nếu bạn được yêu cầu giúp đỡ một nhóm hoặc đảm nhận một trách nhiệm mới, nghĩa là cấp trên cảm thấy bạn có khả năng, đáng tin cậy. Như thế bạn chỉ cần thực hiện công việc đó và xem nó như một cơ hội để học hỏi, phát triển, thay vì hỏi ngược lại xem bạn sẽ được lợi gì.
2. Anh chị sai rồi
"Đây thực sự là một sự thiếu tôn trọng" - Theresa nói: "Sếp là cấp trên của bạn, luôn có lý do cho điều đó. Người đó hẳn có năng lực, nhiều kỹ năng hơn bạn và có thể giải quyết được nhiều vấn đề trong công việc hơn bạn. Vì vậy, khi sếp đề cập đến một vấn đề, hãy tin rằng họ biết rõ điều mình đang nói.
Bạn có thể yêu cầu cấp trên giải thích rõ ý hơn, bạn có thể bất đồng với họ, nhưng không bao giờ nên vượt qua ranh giới khi bắt đầu đặt ra câu hỏi với cấp trên. Nếu bạn có một giải pháp tốt hơn muốn đưa ra, bạn có thể nói theo cách như: Tôi muốn đưa ra một giải pháp thay thế, anh chị có thể vui lòng nghe tôi chia sẻ được không? Đó là một thái độ quyết đoán nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự".
3. Khi còn ở chỗ cũ, tôi toàn làm theo cách đó
Không có gì sai với việc giới thiệu những cách thức làm việc mới, tuy nhiên, sếp sẽ chẳng vui chút nào nếu bạn khăng khăng vận hành mọi thứ khác hoàn toàn so với những gì được chỉ dẫn.
Fiona, một giám sát viên nhóm thuộc một công ty xuất bản chia sẻ: "Mỗi công ty đều có một quy trình riêng để hoàn thành công việc. Bạn là một phần của công ty, vì thế bạn nên tin tưởng rằng các quy trình mà họ thực hiện ở đó hoàn toàn thích hợp với họ. Đừng đưa công việc cũ của bạn vào nơi làm việc mới. Nếu công ty trước của bạn quả thực có một giải pháp tốt hơn để làm một việc gì đó, bạn nên hỏi ý kiến cấp trên xem họ có chấp thuận việc bạn sử dụng giải pháp ấy cho công việc hiện tại hay không, thay vì cố gắng kiểm soát, thay đổi mọi thứ theo ý mình".
4. Tôi chán lắm rồi
Ngay cả khi bạn cảm thấy một ngày làm việc trôi qua thật ì ạch, đừng quên rằng bạn hoàn toàn có thể tìm những việc khác để làm, ví dụ như dọn dẹp email, sắp xếp bàn làm việc, giúp đồng nghiệp, hoặc lập kế hoạch cho ngày hôm sau. Đừng nói với sếp rằng bạn chán.
Theo Fiona: "Lời nói này của bạn cho sếp thấy rằng bạn thiếu nhiệt tình với công việc. Bạn phải luôn chủ động với nhiệm vụ được giao và tìm cách để làm việc hiệu quả. Sự thụ động chờ đợi cấp trên giao việc hoàn toàn không phải là thông điệp thích hợp để gửi cho sếp".

5. Tôi sẽ làm việc đó, nhưng không phải là ưu tiên lúc này
Nếu sếp giao cho bạn một nhiệm vụ nào đó, bạn nên hoàn thành nó càng sớm càng tốt, trừ phi họ nói rằng không phải gấp gáp. Joanne, giám đốc điều hành của một công ty tư vấn nghề nghiệp chia sẻ: "Đó là một trong những câu mà tôi rất ghét nghe. Điều đó cho thấy bạn không biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những công việc của mình".
Mọi công việc mà bạn làm đều quan trọng, tuy nhiên một số nhiệm vụ có thể không cấp bách như những nhiệm vụ khác. Nếu sếp đưa ra một nhiệm vụ có thời hạn cụ thể, nên cố gắng để đáp ứng. Ngược lại, nếu đó là một nhiệm vụ không có thời hạn cụ thể, nên hỏi lại. Quan trọng là đừng nói với cấp trên rằng bạn để một việc gì đó lại mà không hoàn thành, chỉ bởi vì nó không quan trọng với bạn.
6. Tôi về sớm được chứ? Hôm nay tôi không có nhiều việc phải làm
Fiona nói rằng, câu nói này tệ không thua gì nói với sếp rằng bạn đang chán vì công việc. Theo Fiona thì: "Bạn được trả tiền để làm việc một số giờ nhất định mỗi ngày, vậy thì đâu là lý do khiến cho bạn nghĩ rằng bạn có thể rời khỏi văn phòng trước mọi người? Ngay cả khi bạn có một buổi chiều uể oải, nên tìm thứ gì đó để làm cho đến khi hết giờ. Rõ ràng, bạn không được trả lương chỉ để giết thời gian".
7. Tôi sẽ nói chuyện với cấp trên của anh chị
"Cho dù bạn có không hài lòng thế nào đi chăng nữa với cấp trên thì cũng đừng bao giờ nói ra những câu như vậy? Tại sao ư? Bởi vì điều này giống như một sự đe dọa. Bạn có thể nói điều này ở các nhà hàng, khi không hài lòng với đồ ăn hay cách phục vụ, bởi vì bạn là khách hàng và bạn trả tiền để được phục vụ. Nhưng ở nơi làm việc, đây là một câu chuyện khác", Theresa chia sẻ.
Nếu bạn cảm thấy không hợp tác được với sếp của mình, tốt nhất là tìm một công việc khác, đề nghị xin thuyên chuyển, hoặc trao đổi thẳng thắn với cấp trên. Nhưng đừng nên làm suy giảm thẩm quyền của họ bằng cách đe dọa sẽ phàn nàn về họ với cấp cao hơn.
8. Tôi không phải được tuyển dụng để làm việc đó
"Đôi khi, bạn có thể sẽ được yêu cầu làm một số công việc không thuộc phạm vi nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, hãy cứ làm. Điều này cho thấy sự sẵn lòng thử sức với những điều mới mẻ của bạn, đồng thời gửi đến sếp thông điệp rằng bạn đa năng, đáng tin cậy, sẵn sàng hợp tác", Joanne nói.

Việc bạn từ chối thực hiện, sau đó biện minh cho câu trả lời của mình dựa trên việc bạn không được tuyển để làm việc đó, thực sự là một sai lầm. Được yêu cầu đảm nhận nhiệm vụ mới là một đặc quyền, bởi vì hẳn nhiên ông chủ sẽ không bảo bạn làm việc gì đó trừ phi tin rằng bạn có thể làm được. Vậy thì nên coi đây là một cơ hội để học hỏi điều mới mẻ và bổ sung kỹ năng của bạn.
9. Tôi phát điên với công việc này, công ty này
"Tất cả mọi người đều sẽ thất vọng khi công việc trở nên tệ hại. Chẳng có gì sai khi tâm sự với đồng nghiệp để trút nỗi tức giận của mình, nhưng mọi thứ chỉ nên dừng lại ở đó mà thôi", theo Lisa, người quản lý một bộ phận tại một công ty kế hoạch truyền thông hàng đầu chia sẻ.
Nếu bạn không hài lòng về điều gì đó, nên tìm hiểu xem gốc rễ vấn đề đó là gì và tìm cách khắc phục tốt nhất có thể. Đừng nổi giận và hành động như thể sếp hay công ty nợ bạn điều gì. Dù tức giận thế nào đi nữa, đừng để những cảm xúc của mình vượt quá giới hạn. Nếu bạn cần sự giúp đỡ để kiểm soát cảm xúc, hãy làm điều đó.
10. Tôi thực sự phải làm việc với người đó ư?
"Tuyên bố này thực sự thiếu tính chuyên nghiệp", Lisa nói. Cô nhấn mạnh: "Bạn không thể nào thân thiện, hòa đồng với tất vả các đồng nghiệp mọi lúc, mọi nơi, tuy nhiên câu cuối cùng mà sếp muốn nghe chính là việc không thể nào thực hiện nhiệm vụ chỉ bởi hai người trong nhóm không chịu được nhau.
Sự thật là, đối với nhiều sếp, một tuyên bố như vậy nghe vô cùng trẻ con. Rõ ràng là bạn không phải trẻ mẫu giáo. Nếu bạn làm việc nhóm với người mà bạn không thích, quan trọng là làm sao để nhiệm vụ hoàn thành, vậy thôi.
20 bí mật của người thật sự hạnh phúc

20 bí mật của người thật sự hạnh phúc

Cuộc sống sẽ thoải mái hơn khi bạn luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời. Bạn có biết làm thế nào để cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống?

1. Dành nhiều thời gian với những người hạnh phúc
Những người xung quanh có tác động rất lớn đến cuộc sống của bạn. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn chơi với những người yêu đời, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Bởi khi ở bên những người vui vẻ và tràn đầy năng lượng, bạn sẽ chẳng có lý do gì để cảm thấy buồn chán.
2. Suy nghĩ tích cực
Những người hạnh phúc luôn suy nghĩ tích cực về mọi khía cạnh của cuộc sống. Khi gặp khó khăn, hãy luôn nở nụ cười và gạt bỏ những ý nghĩ tiêu cực, bạn sẽ thấy ánh sáng phía cuối đường hầm.

3. Luôn nỗ lực để được hạnh phúc
Suy nghĩ tích cực rất quan trọng, tuy nhiên, bấy nhiêu chưa đủ để bạn cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn. Suy nghĩ phải đi đôi với hành động, vì vậy, hãy luôn nỗ lực hết sức mình để đạt được những thứ mình mong muốn. Đừng quên một điều quan trọng là hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện mục tiêu của mình.
4. Đứng dậy sau vấp ngã
Cuộc sống không phải chỉ có niềm vui nên bạn phải học cách vực dậy sau khi gặp khó khăn, thất bại. Chỉ có những người thực sự mạnh mẽ mới luôn giữ vững tinh thần để tận hưởng cuộc sống.
5. Phấn đấu để đạt những mục tiêu mình đặt ra
Bạn cảm thấy rất vui mừng khi đạt được một mục tiêu nào đó. Và để cảm thấy thực sự hạnh phúc, bạn cần phải đặt ra cho mình những mục tiêu nhỏ nhất và nỗ lực để đạt được chúng. Ví dụ, khi bạn cố gắng ăn uống một cách lành mạnh, việc uống một ly nước lọc thay vì một cốc cocacola cũng rất đáng để chúc mừng.
6. Trân trọng những điều nhỏ nhất
Những người hạnh phúc luôn coi trọng những gì nhỏ nhặt nhất của cuộc sống thường nhật như một ngày đẹp trời, những bông hoa trong công viên hay một tách trà. Hãy biết ơn và trân trọng mọi thứ xung quanh bạn vì hạnh phúc sẽ đến từ những gì nhỏ bé và bình dị nhất.


7. Cho đi và không cần nhận lại
Giúp đỡ mọi người sẽ đem lại cho bạn cảm giác phấn chấn và hài lòng hơn với cuộc sống. Người tích cực luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không mong chờ sự đền đáp.
8. Làm việc quên thời gian
Tập trung làm một việc nào đó quên cả thời gian có thể đem lại cho bạn cảm giác hạnh phúc thực sự. Hãy tìm cho mình một sở thích hay một công việc mà khiến bạn dành hết tâm trí để thực hiện.
9. Thích những câu chuyện đầy ý nghĩa
Người hạnh phúc thích nói về những điều sâu sắc trong cuộc sống. Nếu bạn muốn cảm thấy hạnh phúc hơn, hãy thử nói chuyện về những chủ đề bạn thấy thật sự tâm đắc thay vì nói về những điều nhỏ nhặt như thời tiết hôm nay thế nào.
10. Dành tiền mua quà cho những người thân yêu
Một trong những cảm giác hạnh phúc nhất là làm điều gì đó khiến người mình yêu quý vui vẻ và mỉm cười. Một bông hoa, một cuốn sách hay một vé đi xem phim là những món quà dù nhỏ nhưng có thể đem lại hạnh phúc cho cả người cho và người nhận. Người hạnh phúc không hề keo kiệt, họ thích dành những điều tốt đẹp cho người khác.
11. Biết lắng nghe
Tất cả chúng ta đều muốn chia sẻ và được lắng nghe. Tuy nhiên, những người hạnh phúc là những người thích lắng nghe người khác nói hơn là nói về bản thân mình. Khi lắng nghe một người tâm sự, bạn có thể hiểu về con người họ, cách họ suy nghĩ và những gì họ cảm nhận. Bạn cũng có thể học hỏi  từ người đó nhiều kiến thức và trải nghiệm trong cuộc sống. Sự lắng nghe cũng là chìa khóa để duy trì các mối quan hệ gắn bó và lâu bền. Hãy học cách lắng nghe để cải thiện những mối quan hệ xung quanh.
12. Giữ liên lạc với mọi người
Người hạnh phúc thường muốn biết bạn bè của mình sống có tốt không nên họ luôn giữ liên lạc với mọi người. Nhắn tin, gọi điện thoại, gửi email là những cách liên lạc nhanh và đơn giản nhất; Tuy nhiên, viết một bức thư tay hay cố gắng tới thăm, gặp gỡ bạn bè là những cách khiến họ cảm thấy hạnh phúc nhất.
13. Yêu thích âm nhạc
Âm nhạc phản ánh tâm trạng và có ảnh hưởng không nhỏ đến người nghe. Người hạnh phúc thường thích nghe những bài nhạc vui nhộn và có ý nghĩa bởi điều đó khiến họ cảm thấy yêu đời hơn.
14. Ngắt kết nối
Con người không nên sống phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Vì thế, khi ngủ hay thư giãn nghỉ ngơi, hãy tắt điện thoại, máy tính xách tay và đặt chúng xa tầm với của bạn. Cơ thể bạn cần được thư giãn một cách tuyệt đối.
15. Sống có mục đích
Những người luôn cảm thấy hạnh phúc vì họ có mục đích sống của riêng mình. Họ dành thời gian để suy ngẫm về những điều sâu sắc, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm cho mình câu trả lời. Hãy tìm lẽ sống cho chính mình để không cảm thấy cuộc đời vô nghĩa.
16. Tập thể dục đều đặn
Khi bạn tập luyện thể dục thể thao, cơ thể sẽ giải phóng ra endorphins – loại chất có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm, lo âu, và tuyệt vọng.
17. Đi dạo mỗi ngày
Đây là một thói quen hằng ngày của những người luôn cảm thấy hạnh phúc. Đi dạo bộ giúp cơ thể xua tan cảm giác mệt mỏi, khiến não bộ hưng phấn và tinh thần sảng khoái.
.
18. Thức dậy từ từ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khi tỉnh dậy nên nằm yên trong vòng hai phút rồi mới ngồi dậy vệ sinh cá nhân và làm nhiều việc khác. Điều này rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến thể trạng cơ thể trong cả ngày dài.
19. Luôn nở nụ cười
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Khi bạn cười, não bộ sẽ giải phóng một lượng hóc môn có thể làm giảm đau đớn, tăng sức chịu đựng. Vì vậy, hãy cố gắng cười nhiều hơn để luôn cảm thấy hạnh phúc.
20. Tiến những bước dài
Độ dài của những bước chân có ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng bước những bước chân dài hơn có thể khiến bạn thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống.


Tin Nhà Đất

https://underworld24h.blogspot.com/search/label/Dat?max-results=5