Showing posts with label the gioi. Show all posts
Showing posts with label the gioi. Show all posts

Wednesday, February 19, 2020

YouTuber kiêm nhiếp ảnh gia biến hàng trăm vỏ film 35mm thành máy ảnh film cực độc

YouTuber kiêm nhiếp ảnh gia biến hàng trăm vỏ film 35mm thành máy ảnh film cực độc

Hàng trăm vỏ film 35mm vứt đi lại được hồi sinh dưới một hình thái mới, đó là những chiếc máy ảnh film chế cực độc.


Nếu có trong tay rất nhiều vỏ film 35mm sau khi chụp những bức ảnh film, bạn sẽ làm gì với nó? Thường thì đa số mọi người sẽ vứt đi nhưng với nhiếp ảnh gia Alireza Rostami, anh đã biến nó thành một chiếc máy ảnh cực kỳ ấn tượng.


Trong dự án mới nhất, Rostami đã lấy hàng trăm vỏ film 35mm rỗng và dán chúng lại với nhau để tạo nên những chiếc máy ảnh cổ khá đặc biệt. Bộ sưu tập bao gồm một máy ảnh Large Format định dạng film 4x5 và một máy ảnh medium format định dạng phim 120. Thoạt nhìn nó giống như một chiếc máy chụp hình Mamiya RB67 đời cổ.

Những chiếc máy ảnh film cổ ngày xưa.

Rostami cho biết ý tưởng làm ra những chiếc máy ảnh cô xuất hiện khi anh suy nghĩ về "hòa bình và thống nhất" sau khi đọc qua cuốn sách The Diary of a Young Girl.
Chia sẻ với Petapixel, Rostami nói: "Tôi luôn giữ những chiếc vỏ film đó. Những chiếc vỏ film 35mm gợi cho tôi những kỷ niệm và chúng luôn ẩn chứa những nhân vật đối với tôi"

Rostami là nhiếp ảnh gia từng chế tạo những chiếc máy ảnh đeo tay 3D, đèn flash đeo tay, một chiếc máy ảnh được làm từ linh kiện máy tính hay chế tạo bokeh huyền ảo. Kênh YouTube của Rostami khá nổi tiếng với các video chế tạo liên quan đến máy ảnh.
Dưới đây là hình ảnh về bộ sưu tập máy ảnh có một không hai được tạo nên từ vỏ hộp phim:





NASA 'ra giá' đầu tư: 35 tỉ USD để đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2024

Châu Tinh Trì xác nhận sẽ làm Tuyệt đỉnh Kungfu phần 2, nhưng sẽ là một cốt truyện hoàn toàn mới

Châu Tinh Trì xác nhận sẽ làm Tuyệt đỉnh Kungfu phần 2, nhưng sẽ là một cốt truyện hoàn toàn mới

Theo những gì Châu Tinh Trì cho biết tại một sự kiện ở Quảng Châu, phần 2 của bộ phim nổi tiếng "Tuyệt đỉnh Kungfu" sẽ được thực hiện trong thời gian tới.


Mới đây, tại sự kiện quảng bá cho bộ phim sắp ra mắt "Tân Hỷ Kịch Chi Vương" (Tân Vua Hài Kịch) tại Quảng Châu, Châu Tinh Trì đã lại một lần nữa xác nhận về việc sẽ sớm bắt tay vào làm phần 2 của bộ phim đình đám một thời "Tuyệt đỉnh Kungfu".


Tuyệt đỉnh Kungfu là một bộ phim võ thuật hài hết sức thành công về mặt thương mại khi thu về hơn 102 triệu USD trên thị trường thế giới. Đây cũng là tác phẩm đánh dấu bước tiến lớn của Châu Tinh Trì ra khỏi thị trường Trung Quốc.
Theo như những gì Châu Tinh Trì chia sẻ, mặc dù là phần 2 của Tuyệt đỉnh Kungfu, nhưng phần phim này sẽ là một câu chuyện mới hoàn toàn không liên quan gì đến phần phim trước đó.
"Thật lòng mà nói thì nó không phải là phần tiếp nối câu chuyện trong Tuyệt đỉnh Kungfu, mà là một câu chuyện võ thuật hiện đại hoàn toàn mới diễn ra ở một đất nước xa xôi. Tuy nhiên, đúng với cái tên Tuyệt đỉnh Kungfu 2, phần phim mới này vẫn sẽ giữ nguyên phong cách và tinh thần của phần trước."

Bên cạnh đó, Châu Tinh Trì cũng chia sẻ rằng rất có thể anh sẽ xuất hiện trong phim dưới vai trò cameo, nhưng không phải trong vai Tinh (nhân vật chính của phần 1) mà chỉ là một gã vô danh bị ăn đòn thôi.
Tuy nhiên, thời điểm ra mắt Tuyệt đỉnh Kungfu 2 sớm nhất cũng phải tới năm 2022 hoặc 2023, khi mà hiện tại, Châu Tinh Trì đang hết sức bận rộn với việc hoàn thiện bộ phim Mỹ nhân ngư 2, dự kiến sẽ chính thức ra mắt trong năm nay.
Những tấm pin mặt trời sẽ ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn khi Trái đất nóng lên

Những tấm pin mặt trời sẽ ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn khi Trái đất nóng lên

Thêm một tác động xấu nữa của biến đổi khí hậu với cuộc sống của chúng ta.


Điện mặt trời vẫn luôn được coi là một nguồn năng lượng tái tạo hết sức quan trọng, giúp chúng ta giảm việc phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch.
Tuy nhiên, có vẻ như biến đổi khí hậu đang ngày càng khiến việc tận dụng các nguồn năng lượng thay thế trở nên khó khăn hơn, khi mà mới đây, hai nhà nghiên cứu Ian Peters và Tonio Buonassisi tại MIT đã công bố rằng: những tấm pin mặt trời sẽ ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn khi nhiệt độ của Trái đất tăng lên.

Về cơ bản, một trong những yếu tố tác động đến hiệu suất của những tấm pin mặt trời chính là nhiệt độ, tuy nhiên kết quả cụ thể ra sao thì vẫn chưa ai biết rõ - cho đến khi nghiên cứu của Ian Peters và Tonio Buonassisi được thực hiện. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hiệu năng trung bình của những tấm pin mặt trời sẽ giảm khoảng 0,45% mỗi khi nhiệt độ Trái đất tăng thêm 1 độ K.
"Khi mà nhiệt độ trên Trái đất tăng lên, lượng điện năng cung cấp cho cuộc sống hàng ngày sẽ lại càng bị giảm đi. Trong đó, những khu vực phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc này là Nam Mỹ, Nam Phi và Trung Á."
Nhiệt độ tăng sẽ khiến lượng điện cung cấp từ các hệ thống pin mặt trời bị giảm đi đáng kể

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đang tìm cách khắc phục vấn đề này bằng việc nghiên cứu và cải tiến những tấm pin mặt trời, sử dụng những phương pháp mới cũng như các loại vật liệu mới để giúp tăng hiệu suất tạo ra điện năng từ ánh sáng hơn. Mới đây thôi, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ chấm lượng tử vào những tấm pin mặt trời, cho phép chúng tạo ra điện năng ngay cả khi trời nhiều mây hay có mưa.
Nhưng có lẽ, cách tốt nhất mà con người có thể làm vẫn là giảm bớt lượng phát thải, qua đó giữ cho tốc độ nóng lên của Trái đất giảm xuống - bởi việc Trái đất nóng lên còn gây ra rất nhiều hậu quả xấu khác đối với sự sống của loài người.

Tuesday, February 18, 2020

NASA 'ra giá' đầu tư: 35 tỉ USD để đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2024

NASA 'ra giá' đầu tư: 35 tỉ USD để đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2024

Ngày xưa không có mấy nhà đầu tư mặn mà với những dự án tưởng chừng như hết sức viển vông như bay vào vũ trụ hay hạ cánh lên mặt trăng. Nhưng giờ thì khác rồi.


Sau gần 1 năm khi phó chủ tịch NASA Mike Pence công bố về chương trình Artemis để đưa phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào năm 2024, chi phí dự kiến của chương trình này đã được công bố. Cụ thể, NASA cần thêm 35 tỉ USD nữa để có thể biến dự án này thành hiện thực vào năm 2024.

Về cơ bản, số tiền mà NASA yêu cầu lớn hơn rất nhiều so với ngân sách mà Nhà Trắng dưới thời tổng thống Trump đồng ý cung cấp cho cơ quan hàng không vũ trụ này. Trong đó, phần nhiều được dành cho việc phát triển hệ thống đưa phi hành gia hạ cánh xuống mặt trăng - khi mà theo ước tính của NASA, họ cần khoảng 3,37 tỉ USD cho hạng mục này vào năm nay.

Nếu như Quốc hội phê duyệt, đây sẽ là lần đầu tiên sau gần 60 năm chính phủ Mỹ trực tiếp rót tiền vào cho một dự án đưa con người lên mặt trăng kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Bên cạnh đó, ngân sách của NASA sẽ được đầu tư vào một số nhiệm vụ khác trên Mặt Trăng như nghiên cứu việc tách băng đá từ các cực.

Tuy nhiên, chính vì ngân sách mà NASA yêu cầu rất lớn, nên không rõ Quốc hội Mỹ sẽ có phản ứng như thế nào. Trong một cuộc họp báo diễn ra gần đây, giám đốc tài chính Jeff DeWit của NASA tỏ ra hết sức tự tin về việc quốc hội sẽ thông qua hạng mục đầu tư này. Tuy nhiên, xét trên bối cảnh nguồn ngân sách cho nghiên cứu phát triển các dự án vũ trụ đang bị cắt giảm, việc đạt được con số 35 tỉ USD trong vòng 4 năm tới có lẽ vẫn rất khó khăn.
Thế nhưng, ngoài ngân sách đến từ chính phủ, NASA cũng có thể có một lựa chọn khác là kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư có hứng thú với ngành khoa học vũ trụ:
"Trong khoảng thập niên 60, 70 và 80 của thế kỷ trước, không có mấy nhà đầu tư mặn mà với những dự án vũ trụ được cho là hết sức viển vông khi ấy. Do đó, chính phủ đã phải hỗ trợ NASA rất nhiều về mặt tài chính cho chương trình vũ trụ Apollo. Tuy nhiên, thời thế bây giờ đã thay đổi."
"Giờ đây, có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn vào mảng khoa học vũ trụ, bởi họ tin rằng nó sẽ có lợi cho mình trong tương lai. Việc thu hút thêm nhiều người quan tâm vào mảng phát triển khoa học vũ trụ là một điều hết sức có lợi."
Đây là cách virus Covid-19 tàn phá cơ thể người

Đây là cách virus Covid-19 tàn phá cơ thể người

Về cơ bản, phổi của bệnh nhân sẽ cứng lại, ngập dịch và họ không còn thở được.


Covid-19 - căn bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới gây ra đặc trưng bằng những triệu chứng chẳng khác gì cảm cúm. Một người khỏe mạnh sẽ nhiễm virus sau khi hít phải các giọt bắn từ người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Sau đó, quá trình ủ bệnh âm thầm bắt đầu khi virus nhân lên trong đường hô hấp. Các triệu chứng xuất hiện sau đó bao gồm ho, sốt, khó thở, đau đầu, sổ mũi. Nhưng chính xác thì bằng cách nào Covid-19 có thể tiến triển, để đặt một người chỉ đang sổ mũi vào máy thở và đôi khi giết chết họ?


Đối với hầu hết bệnh nhân, virus corona bắt đầu lây nhiễm và gây ra những tổn hại nặng nề nhất bên trong hai lá phổi của họ. Bởi suy cho cùng cũng giống như cúm, Covid-19 là một bệnh đường hô hấp.
Virus được hít vào từ những giọt bắn của một người bị bệnh, khi họ ho hoặc hắt hơi. Từ đó, nó sẽ xâm nhập đường hô hấp của một người khỏe mạnh va tìm đến phổi. Ở phổi, Covid-19 mới tìm thấy tế bào mục tiêu của chúng.
Giống với virus SARS trước đây, Covid-19 có các protein dạng gai để liên kết với thụ thể ACE2. Mà thụ thể này chỉ có trong các tế bào phổi và tim của con người. Nhưng cả hai chủng virus này đều buông tha trái tim, vì một lý do nào đó các nhà khoa học cũng chưa thể biết.
Matthew B. Frieman, một phó giáo sư tại Đại học Maryland - người chuyên nghiên cứu các chủng virus corona có độc tính cao cho biết: Về cơ bản, Covid-19 sẽ làm những gì tương tự virus SARS đã làm. Nó sẽ gây bệnh theo 3 giai đoạn: nhân lên, kích thích phản ứng miễn dịch quá mức và cuối cùng săn phẳng lá phổi của người bệnh.
Mặc dù vậy, không phải tất cả bệnh nhân nhiễm virus corona đều kết thúc bằng một lá phổi mục ruỗng. Thống kê trước đây cho thấy chỉ có 25% bệnh nhân nhiễm SARS bị suy hô hấp nặng. Tương tự, dữ liệu mới cho thấy khoảng 82% các ca nhiễm Covid-19 chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ.

Nhưng trong trường hợp một ca bệnh nghiêm trọng thì sao? Virus corona sẽ nhanh chóng xâm chiếm được các tế bào phổi của con người thông qua những chiếc "cổng quẹt thẻ" ACE2. Những tế bào phổi có hai loại: những tế bào tạo ra chất nhầy và những tế bào có dạng lông gọi là vi mao.
Chất nhầy là một thành phần thiết yếu bên trong phổi, nó bảo vệ mô phổi khỏi những mầm bệnh và đảm bảo cho cơ quan hô hấp của bạn không bị khô. Các tế bào vi mao được nhúng trong chất nhầy, chúng chuyển động liên tục để dọn sạch các mảnh vụn lạ được hít vào theo đường không khí, chẳng hạn như phấn hoa hoặc virus.
Frieman giải thích rằng SARS rất thích lây nhiễm và phá hủy những tế vào vi mao này. Virus chèn RNA của nó vào DNA của tế bào phổi và chiếm quyền kiểm soát nó. Ở đây, nó sẽ lợi dụng cỗ máy sản xuất protein và vật chất di truyền của tế bào vi mao để tự tổng hợp và nhân lên hàng ngàn lần.
Khi tế bào phổi đã chứa quá nhiều virus, nó đơn giản là bị nổ tung, giải phóng hàng chục ngàn con virus để chúng tiếp tục đi lây nhiễm các tế bào mới. Phản ứng dây chuyền diễn ra khiến lớp vi mao trong phổi người bệnh bị bong tróc. 
Người bệnh sẽ ho ra chúng, cùng với chất nhầy, các mảnh vụn, bụi bẩn và cả hàng triệu virus Covid-19 vừa được nhân lên nhưng chưa kịp chui vào các tế bào phổi mới. Điều này gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm sốt, ho, khó thở và viêm phổi.


Giai đoạn một kết thúc khi quá trình viêm bắt đầu hình thành. Lúc này, giai đoạn hai được bắt đầu khi hệ thống miễn dịch phát hiện ra tổn thương trong phổi gây ra bởi những con virus ngoại lai. Nó bắt đầu huy động một đội quân tế bào miễn dịch tràn vào phổi nhằm tiêu diệt virus và sửa chữa những mô bị tổn thương.
Nếu người bệnh nhiễm Covid-19 có một hệ miễn dịch tốt, các tế bào sẽ làm đúng trách nhiệm của mình. Chúng chỉ tấn công virus và đóng quân ở những vùng phổi bị tổn thương. Các thiệt hại nhanh chóng được khắc phục và người nhiễm virus sẽ tự khỏi bệnh.
Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch đã bị trục trặc, đội quân tế bào của họ đơn giản là bị mất kiểm soát toàn bộ. Chúng sẽ chỉ tràn vào phổi và tiêu diệt bất kỳ một thứ gì trên đường đi của mình, cả các virus, cả các tế bào phổi còn đang khỏe mạnh.
Vì vậy, người bệnh lúc này sẽ phải chịu thiệt hại kép từ phản ứng miễn dịch của mình. Phổi sẽ càng bị tổn thương nhiều hơn, với nhiều mảnh vụn hơn, gây tắc nghẽn và làm trầm trọng tình trạng viêm.
Ảnh chụp cắt lớp CT một lá phổi của bệnh nhân Covid-19 thể hiện các tổn thương ở hai thùy.

Trong giai đoạn thứ ba, tổn thương phổi tiếp tục tiến triển có thể dẫn đến suy hô hấp. Quy mô của cuộc tấn công lớn đến nỗi ngay cả khi bệnh nhân may mắn sống sót, các tổn thương này ở phổi cũng sẽ trở thành những vết sẹo vĩnh viễn.
Giống như SARS trước đây, Covid-19 có thể đục ruỗng phổi, để lại một lá phổi thủng lỗ chỗ giống như tổ ong. Các tổn thương này có thể được nhìn thấy trên phim chụp X-quang của bệnh nhân, hai lá phổi đơn giản là trắng xóa.
Lá phổi sẽ tự bảo vệ nó bằng cách hình thành những vết sẹo và cứng lại. Đây là lúc bệnh nhân không thể tự hô hấp được nữa, các bác sĩ phải đặt máy thở cho họ. Cùng lúc đó, tình trạng viêm sẽ làm cho màng giữa các phế nang và mạch máu trở nên thẩm thấu hơn, gây tràn dịch và hạn chế khả năng hấp thụ oxy của phổi.
"Trong các trường hợp nghiêm trọng, về cơ bản bạn sẽ làm ngập phổi của mình và không còn có thể thở", Frieman nói. Đó chính là cách mà Covid-19 giết chết bệnh nhân, cũng chính là những vật chủ của mình.

Monday, February 17, 2020

Dừng thí điểm xe công nghệ, Grab sẽ hoạt động ra sao tại Việt Nam?

Dừng thí điểm xe công nghệ, Grab sẽ hoạt động ra sao tại Việt Nam?

Từ 1/4, Bộ GTVT sẽ dừng hoạt động thí điểm xe công nghệ, nhiều người lo lắng cho số phận của các hãng gọi xe công nghệ như Grab, FastGo,... Tuy nhiên các hãng như Grab đã có chuẩn bị từ trước.


Bộ GTVT vừa có quyết định dừng kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT).
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố triển khai thí điểm (bao gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa) hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phương tiện kinh doanh vận tải đang tham gia Kế hoạch thí điểm trên địa bàn địa phương dừng hoạt động thí điểm kể từ ngày 1/4/2020.
Sau thông tin này, nhiều người lo lắng cho số phận của các hãng xe công nghệ như Grab đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy vậy, việc dừng thí điểm hoạt động xe taxi công nghệ của Bộ GTVT chỉ nhằm triển khai mới các quy định tại Nghị định 10/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Trên thực tế, GrabCar đang hoạt động tại Việt Nam dưới dạng xe ôtô chở khách dưới 9 chỗ ngồi sử dụng hợp đồng điện tử không theo tuyến cố định.
Theo đó, xe hợp đồng dạng này phải được dán 3 tem: phù hiệu xe hợp đồng (thường gắn ở kính trước xe), logo hợp tác xã (gắn ở cửa xe), tem GrabCar (dán ở kính lái bên trong xe). Các xe GrabCar hiện tại hoạt động hợp pháp phải có 3 tem này.
Một xe GrabCar gắn phù hiệu Xe hợp đồng và tem GrabCar ở kính xe. 

Theo Nghị định 10, trường hợp xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng trước ngày 1/4/2020 nếu tiếp tục kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng thì phải thực hiện cấp lại phù hiệu và dán cố định trên xe ô tô, thời gian thực hiện xong trước ngày 1/7/2021 theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 36 Nghị định 10.
Như vậy, hầu hết các xe GrabCar hiện nay nếu có đủ các điều kiện kinh doanh như trên thì vẫn hoạt động bình thường, chỉ phải thực hiện cấp lại phù hiệu xe hợp đồng theo quy định mới, trong khoảng thời gian từ nay đến hết 1/7/2021 - quá đủ thời gian cho các xe GrabCar thực hiện.
Trong các dịch vụ vận chuyển hiện nay của Grab hay một số ứng dụng gọi xe khác, chỉ có vận chuyển bằng xe ô tô chịu các quy định của Nghị định 10. Dịch vụ GrabBike hiện hoạt động theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử do Bộ Công thương quản lý, không chịu ảnh hưởng bởi nghị định mới của Bộ GTVT.
Phong trào Trái Đất phẳng lan ra với tốc độ thực sự đáng sợ, nhưng liệu nó có hại không?

Phong trào Trái Đất phẳng lan ra với tốc độ thực sự đáng sợ, nhưng liệu nó có hại không?

Đã xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng cho thấy ảnh hưởng xấu của phong trào này. Thế nhưng đại đa số chúng ta vẫn coi đây là trò đùa.


Tôi không muốn tin rằng Trái Đất này phẳng”, David Weiss nói bằng một giọng hơi méo, anh bày tỏ quan điểm bán tín bán nghi về một sự thật đã được công nhận cả trăm năm nay. “Liệu bạn có muốn rằng một ngày mình chợt bừng tỉnh, và biết rằng ai cũng nghĩ mình là thằng ngốc không?
Miệng nói thế, nhưng anh Weiss tin Trái Đất này phẳng thật. Bốn năm trước, khi anh không thể tận mắt thấy được đường cong của Đất Mẹ, anh đặt niềm tin tuyệt đối vào việc hành tinh ta đang sống dẹt như cái đĩa, nằm cố định trong không gian. “Sự thật” đó khiến anh liên tục hoài nghi thực tại.
Tôi hoảng loạn thực sự luôn. Như kiểu đang đứng yên lành mà bị gạt giò vậy,” anh Weiss nói với kênh CNN trong một bài phỏng vấn qua điện thoại.

Mang trong mình suy nghĩ khác, anh Weiss gặp vấn đề trong việc giao du với những người sống quanh mình,  anh cảm thấy “đen đủi” khi vẫn còn những người bạn không cùng quan điểm với mình. “Tôi chẳng thấy có vấn đề gì với bất kỳ ai nghĩ rằng chúng ta đang sống trên một quả bóng. Lựa chọn của họ mà,” anh nói. “Chẳng qua đó là điều tôi không tiếp thu được.
Mang trong mình suy nghĩ khác, hiển nhiên Weiss sẽ tìm tới những người chung chí hướng: anh tìm tới những cộng đồng cùng quan niệm Trái Đất phẳng.

Giữa tháng Mười một vừa rồi, anh Weiss tới dự Hội nghị Quốc tế về Trái Đất Phẳng được tổ chức thường niên, đến hôm nay đã là lần thứ ba, diễn ra tại khách sạn Embassy Suites tại Dallas, Texas. Bên đứng ra tổ chức sự kiện nói với CNN rằng phải ít nhất 600 người tới tới tham gia. Trước lần này, sự kiện đã diễn ra tại Raleigh và Denver; xa hơn, Brazil, Anh và Ý, cũng đã từng tổ chức sự kiện Trái Đất phẳng của riêng họ.
Hội nghị cũng chẳng khác nhiều những thứ bạn thường thấy, chỉ có cái thông điệp đứng đằng sau khiến chúng ta khó ở thôi. Trên bục cao, người phát biểu dõng dạc nói những câu từ đã được luyện tập nhuần nhuyễn, những bài thuyết trình như “Không gian là Giả” hay “Thử nghiệm Mặt Trăng: Cùng nhìn vào Lời nói dối hình cầu” có vẻ rất được lòng người nghe.

Cuối buổi đàm đạo, người ta trao giải cho những video có chủ đề Trái Đất phẳng hay nhất. Những người đắm đuối chạy theo niềm tin Trái Đất phẳng hứng khởi vô cùng khi được gặp những cá nhân có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng này.
Chúng tôi vẫn liên lạc trực tuyến đấy, nhưng sự kiện này cho phép chúng tôi gặp mặt bắt tay, ôm nhau thắm thiết,” anh Weiss nói. “Chúng tôi có thể cộng tác với nhau, kiếm tìm bạn mới. Bởi bạn đoán xem, bạn cũ của chúng tôi … chúng tôi mất nhiều bạn lắm.
Vài trăm người mừng mừng tủi tủi gặp được người chia sẻ niềm tin với mình (dù sai trái) ở Dallas chỉ là một phần nhỏ thôi. Trên Trái Đất tròn trịa này, số người tin rằng Trái Đất phẳng không hề nhỏ: họ vẫn ngày ngày từ chối tin vào khoa học, và lan truyền thông điệp Trái Đất phẳng, hòng lôi kéo thêm nhiều người cùng gia nhập đại gia đình của mình.
Chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra chính xác có bao nhiêu người đã “sa ngã”, nhưng những người như anh Weiss hay bất cứ ai cùng quan điểm với anh lúc nào cũng sẵn sàng khẳng định có hàng triệu người như họ: nhiều trong số đó là ngôi sao lớn, là những phi công hàng không thương mại. Ở trên môi trường mạng, những cộng đồng Trái Đất phẳng còn hoạt động mạnh hơn nhiều: những tập hợp gồm hàng trăm hàng người, bu lấy những video YouTube có khả năng vươn tới hàng triệu người khác nữa.
Theo khảo sát của YouGov thực hiện trên hơn 8.000 người Mỹ trưởng thành, thì cứ 6 người sẽ xuất hiện một cá nhân không hoàn toàn tin rằng Trái Đất có hình cầu. Tại Brazil, Viện Datafolha mới thực hiện khảo sát và cho ra kết quả đáng ngại: trên tổng số 2.000 người được hỏi, họ thấy rằng có thể tới 7% dân số Brazil tin rằng Trái Đất phẳng.
Cộng đồng tưởng như yếu ớt này được hậu thuẫn bởi một loạt ngôi sao, những sự kiện liên quan, đồ lưu niệm về Trái Đất phẳng và đáng lo hơn nữa, là một loạt giả thuyết ngụy khoa học được dùng để thuyết phục thêm nhiều người khác. Theo người tổ chức sự kiện, mỗi năm lại thêm nhiều sự kiện liên quan tới Trái Đất phẳng nữa xuất hiện.
Tôi chưa thấy thứ gì phát triển nhanh mức này,” Robbie Davison, người thành lập trung tập hội nghị Dallas cho hay. “Tôi dám nói rằng trong vòng 10 năm nữa, số lượng sẽ khiến bạn choáng ngợp cho coi … năm sau, sẽ xuất hiện sự kiện như thế này ở tất cả thành phố lớn trên thế giới.
Các chuyên gia đã bắt đầu lo lắng, rằng liệu phong trào này có thực sự vô hại, hay sức ảnh hưởng của nó đang sắp sửa chém một cú chí mạng vào nhận thức của nhân loại.

Lần đầu tiên Robbie Davidson biết tới sự tồn tại của cộng đồng Trái Đất phẳng, Davidson chỉ biết cười và nói rằng: “Họ ắt phải là nhóm người thiếu hiểu biết nhất rồi. Ai có đầu óc bình thường mà lại tin tưởng vào thứ ngốc nghếch như vậy chứ?
Vài năm sau, Davidson tự tay tổ chức sự kiện cho một hội nghị Trái Đất phẳng quốc tế. Và cũng giống đa số những người CNN gặp tại sự kiện quốc tế này, Davidson bị thuyết phục rằng Trái Đất phẳng khi không tự chứng minh được Trái Đất có hình cầu.
Khi không thể dùng khoa học để chứng minh Trái Đất phẳng hay cầu, Davidson đưa lời giải thích như sau: “Hãy cứ thử giả định [nhân loại] có kẻ địch, đó chính là quỷ dữ, là quỷ Satan. Công việc của hắn sẽ là thuyết phục thế giới rằng Chúa không tồn tại. Và hắn đã làm rất tốt việc thuyết phục người ta rằng chúng ta chỉ là một điểm ngẫu nhiên trong Vũ trụ vô tận.
Khi không thể dùng khoa học sẵn có để chứng minh cái hiển nhiên, Davidson quay về lối đi tăm tối mà nhân loại vẫn dùng nhiều năm nay: giải thích mọi thứ quá tầm hiểu biết bằng sự tồn tại của một thế lực nào đó cao hơn.

Trong thực tại mà Davidson tin tưởng, thì Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng dường như nằm trong một lồng kính khép kín được kiểm soát chặt chẽ. Dựa vào logic này, họ dễ dàng từ chối tin vào sự thật: ví dụ như ảnh chụp Trái Đất từ quỹ đạo chỉ là sản phẩm của photoshop, hay rằng “nếu đặt một camera trên Mặt Trăng quay lại Trái Đất 24/7”, mọi thứ sẽ “sáng tỏ”.
Chẳng mấy khó khăn, Davidson tìm được cả một cộng đồng chia sẻ đức tin với mình. “Tôi nghĩ rằng nếu thực hiện một buổi hội nghị, đây sẽ là bước tiến mới để phương tiện truyền thông, hay thậm chí cả thế giới sẽ nhìn vào và rằng, ‘rõ ràng đang có sự kiện gì đó xảy ra, đây không phải là một trào lưu mạng hay một nhúm người khùng tồn tại trên Internet, giờ chúng tôi đã tổ chức gặp mặt trong một tòa nhà có thật.’”

- Đầu tiên, và quan trọng nhất: “chúng tôi không tin rằng mình đang nằm trên một cái đĩa bay trong không gian.” Cộng đồng Trái Đất phẳng không tin vào không gian, họ cho rằng Trái Đất nằm cố định một chỗ và việc hạ cánh lên Mặt Trăng là giả. Những ánh mắt dò xét hướng về phía lực hấp dẫn - nhưng Davidson nhấn mạnh, rằng chưa ai tận mắt nhìn thấy lực hấp dẫn cả nên khái niệm này vô nghĩa.
- Thứ hai, sẽ chẳng ai ngã ra khỏi Đĩa Đất đâu. Lý do: đa số họ tin rằng hành tinh của chúng ta là một cái đĩa, với Bắc Cực là bức tường băng bao quanh rìa.
- Thứ ba, những người tin Trái Đất phẳng hiện đại không có nhiều điểm chung với Hội Trái Đất Phẳng - Flat Earth Society, một nhóm người đã tồn tại hàng chục năm và có đâu đó khoảng 200.000 like trên Facebook. Điểm chung lớn nhất của họ có lẽ là niêm tin vào sự tồn tại của cái Đĩa Đất.

Một vài người tại hội nghị Trái Đất phẳng quốc tế cho rằng Hội kia là tổ chức do chính phủ hậu thuẫn, với mục đích bơm tin giả khiến khẳng định “Trái Đất phẳng” nghe khó tin hơn với những người đang kiếm tìm sự thật. Davidson không ngần ngại gọi giả thuyết những người chung chí hướng nhưng khác hội kia là “nực cười hết sức”.
Hội Trái Đất Phẳng trả lời CNN: “Chúng tôi không phải tổ chức bù nhìn của chính phủ. Chúng tôi là tổ chức bao gồm những thuyết gia Trái Đất phẳng đã tồn tại trước cả khi đại đa số người tới dự hội nghị biết về Trái Đất phẳng.
Chẳng cần phải bàn, chúng tôi không hứng thú gì với việc kết bè phái chống lại nhau, hay việc để cảm xúc chi phối mỗi khi xảy ra bất đồng. Chúng tôi mong Hội nghị Trái Đất Phẳng Quốc tế thành công, và chúng tôi sẽ tiếp tục giữ vững đức tin của mình.
Cộng đồng người tin Trái Đất phẳng cũng không vờ rằng họ hiểu hết những gì mình nói ra. “Người ta không rõ 100% Trái Đất là gì, chúng tôi chỉ đặt câu hỏi với những điều vốn vẫn được học thôi.” Nhiều người trong cộng đồng này cố gắng tự thực hiện thử nghiệm chứng minh Trái Đất phẳng: có ông tự chế tên lửa để lên không nhìn Trái Đất cho rõ, có người thực hiện thử nghiệm rồi thất bại thảm hại - họ lại chứng minh được rằng Trái Đất này có hình cầu thật, có người còn mang ống bọt nước lên máy bay để chứng minh Trái Đất này phẳng - một thử nghiệm vô nghĩa.
Rõ là họ không thể chứng minh sai thành đúng, nhưng dù thất bại, đa số họ đều khẳng định rằng mình làm vậy chỉ do tò mò, bởi lẽ những người mang đầu óc đam mê khoa học sẽ đều tò mò vậy. “Chúng tôi yêu khoa học lắm,” Davidson khăng khăng nói.

Những nhân vật bài khoa học này có xu hướng … bài một lúc nhiều thứ cho tiện. Chẳng khó để tìm ra một người tin Trái Đất phẳng tin rằng vaccine có hại, việc đáp lên Mặt Trăng là giả, v.v… Có vẻ nhận thức “nghi ngờ tất cả” giúp họ trả lời được câu hỏi lớn: rằng ai đang đứng đằng sau, che giấu sự thật về hình dáng Trái Đất? Ai muốn họ tin rằng Trái Đất này là hình cầu, trong khi “rõ ràng nó là cái đĩa”? Họ cho rằng có một thế lực nào đó đứng đằng sau cai quản tất cả.
Một khi họ tin Trái Đất phẳng, mọi thuyết âm mưu khác đều bị gạt xuống thứ hạng thấp hơn,” Mark Sargent, một thành viên tích cực của cộng đồng Trái Đất phẳng, cũng là một trong những người đứng sau bộ phim tài liệu “Đằng sau Đường cong” nói về cộng đồng trên.
Mọi người tham gia đều có khoảng 20 thuyết âm mưu - bạn có thể hỏi từng người họ mà xem, sẽ nhận được những câu trả lời khác nhau. Thế nhưng thuyết âm mưu số một của họ luôn là Trái Đất phẳng,” Sargent nói với CNN.
Thế là họ có chung chí hướng, một niềm tin mãnh liệt vào sự tồn tại của Đĩa Đất. “Hầu hết cơn thịnh nộ của chúng tôi nhắm vào NASA. Họ luôn là cái tên được nhắc tới”, Sargent khẳng định cơ quan Vũ trụ này đứng đằng sau thuyết âm mưu về Trái Đất hình cầu. Càng đọc càng bực mình, thế quái nào mà họ lại tin vào một giả thuyết hoang đường đến vậy?

Theo lời của Daniel Jolly, giảng viên môn tâm lý học thuyết âm mưu tại Đại học Northumbria: “Về cơ bản, con người chỉ cố hiểu hơn về thế giới này thôi. Họ nhận định thế giới theo những thành kiến có sẵn trong đầu.”
Họ có thể tỏ ra không tin tưởng vào những người, những tập hợp người có quyền lực, đơn cử như chính phủ hay NASA, và khi họ tìm những bằng chứng để ủng hộ thành kiến trong đầu mình … thế giới quan của họ sẽ bị bẻ theo lối nghĩ đó. Rất khó để thoát ra được lối mòn suy nghĩ này.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng có một xu hướng xã hội khiến người ta bị thu hút bởi thuyết âm mưu, đó là mong muốn “duy trì quan điểm tích cực về bản thân và về nhóm người bao quanh mình,” đó là nhận định của nhà tâm lý học Karen Douglas tới từ Đại học Kent.
Quả thật, hiếm có cộng đồng nào mạnh mẽ như nhóm người cho rằng Trái Đất là hành tinh phẳng. “Hội nghị này là nơi để những người vốn bị tẩy chay bởi bạn bè, gia đình đồng nghiệp tìm được nơi để nêu ý kiến. Khi họ tới đây, họ cảm thấy như tìm được một chốn an toàn để bộc lộ quan điểm,” Sargent nói.
Nhưng có lẽ, động cơ quan trọng nhất chính là nhu cầu có được khả năng kiểm soát và ít nhiều quyền hành. “Người ta luôn muốn cảm thấy an toàn, được bao bọc khi sống trên thế giới này,” nhà tâm lý học Douglas nói. Hiển nhiên tri thức ban cho ta sức mạnh, cho dù “tri thức” ở đây lệch lạc mới nào.
Khi bạn biết được rằng Trái Đất này phẳng … bạn sẽ cảm thấy tràn trề năng lượng," anh Weiss nói.
Cảm giác đó có thể khiến người tin Trái Đất phẳng cảm thấy thoải mái hơn, theo lời Sargent thì khiến anh “biết điều hướng cuộc sống tốt hơn”.

Có thể coi Sargent là cha đẻ của phong trào Trái Đất phẳng hiện đại. “Nếu bạn hứng thú với giả thuyết Trái Đất phẳng, khả năng cao bạn sẽ đọc những gì tôi viết trước tiên,” anh nói với CNN. Rõ ràng là Sargent không làm một mình: chính YouTube là bước đệm để thông điệp (sai trái) của Sargent bay đi khắp chốn. Anh khẳng định phong trào này không thể tồn tại nếu thiếu YouTube.
Bằng thuật toán hỗ trợ tìm kiếm và gợi ý video liên quan, một khi bị cuốn vào vòng xoáy của Trái Đất phẳng, bạn sẽ liên tục ngồi xem video liên quan. Nhận thấy xu hướng không lành mạnh, YouTube đã bắt đầu vùi những video về thuyết âm mưu dưới cái kho video khổng lồ của mình, bên cạnh đó giảm thiểu việc gợi ý những video liên quan.
Dù biết muộn còn hơn không, nhưng muộn cũng đã để lại hậu quả: tốc độ lây lan của phong trào Trái Đất phẳng lan chóng mặt, kéo theo việc người ta hào hứng tẩy chay những sự thật cơ bản, tẩy chay khoa học - một trong những viên gạch nền móng xây nên nhân loại.

Người ta không tin vào các nhà khoa học, các chuyên gia ngày một nhiều, thậm chí còn đặt dấu hỏi về động cơ của khoa học,”, nhà tâm lý học Douglas nói. “Cần thêm nghiên cứu về hành vi này, và tôi chắc rằng sẽ có lợi ích nhất định của việc tin vào thuyết âm mưu, nhưng những bằng chứng đầu tiên cho thấy hại nhiều hơn lợi.
Chẳng mấy khi tôi nói câu này đâu, nhưng mà đúng … có mặt hại đó,” Sargent thừa nhận, mặt đăm chiêu khi nghĩ tới việc mình đã góp phần khiến phong trào Trái Đất phẳng mạnh mẽ như hiện tại. “Tin vào Trái Đất phẳng cũng có tác dụng phụ … một khi bạn tin vậy, bạn sẽ tự động nhớ lại mọi hoài nghi mình đã từng có.” Dần dần, họ sẽ hoài nghi mọi thứ, đặt câu hỏi “liệu có thể tin bất cứ thứ gì mà phương tiện truyền thông đại chúng nhắc tới?
Khi không phân biệt được rõ thật giả, thế giới quan của một người sẽ đảo lộn. Thậm chí đến mức Davidson quyết tâm tranh luận với những người đứng đầu cộng đồng khoa học, dù rằng luôn bị cười nhạo.
Quyết tâm là tốt, nhưng quyết tâm cho mục đích sai trái thì không. Như ai đó trên mạng đã từng nói: cái gì cộng thiếu hiểu biết thành phá hoại ấy; câu này cũng ở trên mạng Internet, nên tin vào nó hay không phụ thuộc vào cách nhìn của bạn.

Tin Nhà Đất

https://underworld24h.blogspot.com/search/label/Dat?max-results=5