Friday, May 21, 2021

Thursday, May 20, 2021

Chỉ còn một lô 270m2 duy nhất Tại Cổng KCN Becamex Bình Phước

Chỉ còn một lô 270m2 duy nhất Tại Cổng KCN Becamex Bình Phước




Đi nhanh lô đất mặt tiền 270 m2 đường Đường Nhựa 8m, xã Minh Thành giá rẻ bèo.

  • Địa chỉ: Ấp 5 Minh Thành, Chơn Thành Bình Phước
  • Diện tích đất: 270m2.
  • Đất chính chủ, có sổ hồng.
  • Giá bán có thể thương lượng: 1,088 Tỷ

– Gia đình sắp định cư nước ngoài nên bán nhanh lô đất cho anh em thiện chí. Giá đất có thể thương lượng.

– Đất mặt tiền, khu dân cư đông đúc nên an tâm về tính an ninh.

– Đất đã tách lô, tách thửa, có sổ đỏ và hồ sơ pháp lý rõ ràng.

– Thuận tiện cho việc kinh doanh nhỏ lẻ cũng như sinh sống.

– Diện tích đất rộng thích hợp cho những ai muốn có vườn riêng để trồng cây.

Khách đến xem đất hay mua, vui lòng gọi đến call: 0947.328.428 gặp anh Khánh để được hỗ trợ

Thursday, February 20, 2020

Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?

Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?Bí mật đằng sau màn hình của Galaxy Z Flip: có phá vỡ quy tắc vật lý khi kính lại có thể gập và bẻ cong?

Chiếc màn hình kính được Samsung trang bị cho chiếc Galaxy Z Flip là có thật, chỉ là nó không giống với tưởng tượng của mọi người mà thôi.

Ngày 11 tháng 2 vừa qua, Samsung đã chính thức giới thiệu tới thế giới chiếc smartphone màn hình gập Galaxy Z Flip, cùng với lời tuyên bố rằng họ ""đã chiến thắng các định luật vật lý bằng cách bẻ cong được kính," nhờ đó "nâng cấp công nghệ màn hình cho smartphone gập từ nhựa dẻo thành kính siêu mỏng".
Loại kính mới này được Samsung gọi tên là UTG, viết tắt của Ultra Thin Glass. Theo những gì mà Samsung tuyên bố, thì họ "làm được điều không thể khi tạo ra được một loại kính siêu mỏng có thể gập được, và nó sẽ giúp bảo vệ màn hình của bạn khỏi những vết trầy xước."

Thế nhưng chỉ hơn 1 tuần sau đó, khi những chiếc Galaxy Z Flip chính thức tới tay người dùng, rất nhiều vấn đề của chiếc điện thoại này đã lộ ra. Thứ nhất, lớp chắn bụi đặc biệt được Samsung thiết kế riêng cho Galaxy Z Flip hoàn toàn bó tay trước bụi mịn. Thứ hai, lớp kính UTG của Galaxy Z Flip vẫn cần được bảo vệ bởi một lớp nhựa dẻo trên đó nữa, và khả năng chống trầy của cả lớp bảo vệ lẫn lớp kính UTG đều không thấm vào đâu.
Một anh chàng xấu số đã bẻ gãy màn hình của chiếc Z Flip ngay sau khi nhận hàng

Nhưng dù sao thì Samsung cũng không nói dối, bởi chiếc Galaxy Z Flip thật sự là một chiếc smartphone gập có sử dụng màn hình kính. Và thực sự, với chiếc điện thoại này, Samsung đã làm được điều mà trước đây rất nhiều người cho là không thể - đó là sử dụng kính như một loại vật liệu dẻo.
Bản thân chính những nghi ngờ hay cáo buộc của người dùng về việc "màn hình kính của Samsung Galaxy Z Flip thực ra không phải là kính," có lẽ cũng đã khiến chúng ta nhận ra rằng trong tiềm thức của rất nhiều người, việc dùng kính làm màn hình cho một chiếc smartphone gập là điều bất khả thi.
Tuy nhiên, lý thuyết đằng sau công nghệ này thực ra lại hết sức đơn giản.
"Chúng ta có thể uốn cong bất cứ vật liệu nào, miễn là nó đủ mỏng."

"Một trong những ngộ nhận mà rất nhiều người gặp phải, đó là tin rằng kính và thủy tinh là loại vật liệu yếu nên nó dễ bị vỡ." 
Nhà hóa học Mathias Mydlak đến từ tập đoàn sản xuất kính Schott tại Đức cho biết: "Tất cả những vật liệu cứng mà chúng ta biết đều có thể uốn cong được, miễn là nó đủ mỏng. Chẳng hạn như bạn không thể bẻ cong một miếng gỗ 2x4, nhưng nếu bạn nạo lấy một lớp gỗ mỏng thì lớp gỗ đó hoàn toàn có thể uốn cong được. Kính cũng như vậy thôi."

Hãy thử tưởng tượng, hai nguyên tử kết nối với nhau bằng một chiếc lò xo sắt, và chiếc lò xo này sẽ giãn ra khi hai nguyên tử bị kéo căng ra hai hướng. Tuy nhiên, chỉ cần vẫn trong giới hạn, thì chiếc lò xo nối hai nguyên tử vẫn sẽ có thể khôi phục lại được trạng thái ban đầu.
Nói cách khác, khi bạn bẻ cong một lớp kính siêu mỏng, sẽ có ít liên kết hóa học bị bẻ cong hơn, từ đó giúp các liên kết này khó bị đứt gãy hơn. Trong vật lý, ngưỡng giới hạn này được gọi là độ bền kéo (tensile strength).
Theo các chuyên gia vật lý, khi mà bạn có thể tạo ra một lớp kính chỉ dày chưa tới 100 micron - tức bằng độ dày của một sợi tóc - thì lớp kính này có thể được sử dụng cho các thiết bị gập cơ bản. Còn nếu muốn tạo ra một chiếc điện thoại mà khi gập vào không bị một khoảng trống quá lớn, bạn cần một lớp kính mỏng hơn thế nữa rất nhiều.

Trên thực tế, công nghệ hiện đại đã cho phép chúng ta tạo ra những tấm kính mỏng như vậy. Từ 4 năm trước, Schott đã có thể tạo ra những tấm kính mỏng chỉ khoảng 70 micron. Theo lời Samsung, loại kính mà họ sử dụng cho chiếc Z Flip còn mỏng hơn thế nhiều, khi chỉ dày có 30 micron mà thôi. Còn ở thời điểm hiện tại, trong điều kiện phòng thí nghiệm, Schott đã có thể tạo ra được những tấm kính với độ dày khoảng 25 micron.
Nhưng siêu mỏng chỉ là một yếu tố góp phần giúp chúng ta có thể bẻ cong kính mà thôi. Một điều kiện khác cần có ở một tấm kính có thể sử dụng trong các sản phẩm như chiếc Z Flip, đó là sự hoàn hảo. Chỉ cần sót một hạt bụi, một bong bóng khí siêu nhỏ, hay một vết xước thôi, cũng là quá đủ để phá hủy tấm kính này ngay khi chúng ta bẻ cong nó.

"Thường thì áp lực xuất hiện khi chúng ta bẻ cong kính sẽ tập trung tại những điểm không hoàn hảo như thế, và đó cũng là nơi sẽ xuất hiện những vết nứt khiến lớp kính mỏng của chúng ta bị vỡ."
Đó là lý do mà cần rất nhiều công đoạn xử lý hóa chất cũng như xử lý nhiệt để có thể tạo ra một lớp kính mỏng đủ "hoàn hảo" để sử dụng cho những sản phẩm như Galaxy Z Flip. Tuy nhiên, các công đoạn xử lý này cũng khiến cho lớp kính này trở nên dễ xước hơn rất nhiều. Và đối với một lớp kính mỏng như vậy, chỉ một vết xước nhỏ cũng có thể phá hủy toàn bộ lớp kính. Đây có lẽ cũng chính là lý do mà chiếc màn hình của Galaxy Z Flip lại được phủ thêm một lớp bảo vệ màn hình khác bằng nhựa dẻo.

Nói theo một cách nào đó, lớp nhựa dẻo phủ lên trên này chính là "vật hy sinh" để chịu các vết xước thay cho lớp kính. Theo nhận định của một số chuyên gia, chính nhờ có lớp nhựa dẻo này mà Samsung đã giảm tối đa nguy cơ phải đổi trả những chiếc Galaxy Z Flip vì lỗi màn hình.
Trên thực tế, Schott cũng chính là nhà sản xuất kính được Samsung lựa chọn cho chiếc điện thoại Galaxy Z Flip. Tuy nhiên đại diện của công ty này cho biết họ không rõ Samsung đã can thiệp và "gia cố" cho những lớp kính siêu mỏng này như thế nào. Theo những gì Samsung công bố vào hôm thứ 4 vừa qua, thì họ đã "gia cố" cho những tấm kính của Schott bằng "một loại vật liệu đặc biệt để đảm bảo độ bền cho màn hình". Về cơ bản thì đây cũng chỉ là một lời giải thích chung chung kiểu như "Đơn giản là nó hoạt động" của Apple mà thôi.
Bên cạnh Schott, Samsung còn một đối tác nữa trong việc sản xuất những chiếc màn hình của Galaxy Z Flip, đó là Dowoo Insys của Hàn Quốc. Và có vẻ như công nghệ của cả Dowoo lẫn Schott đều được Samsung ứng dụng cho chiếc điện thoại mới này.

Thế nhưng, tất cả những chuyện này lại thổi bùng thêm những câu hỏi khác: Nếu như những tấm kính siêu mỏng này không chống xước được và cũng không được để bị xước, vậy bỏ công bỏ sức nghiên cứu để sử dụng kính làm gì? Tại sao không tiếp tục dùng nhựa dẻo như trước?
Thứ nhất là chất lượng hình ảnh hiển thị trên những chiếc màn hình kính đương nhiên sẽ tốt hơn rất nhiều so với màn hình nhựa dẻo. Thứ hai, đặt trong điều kiện tiêu chuẩn, màn hình kính cũng sẽ bền hơn màn hình nhựa dẻo. Hơn nữa, trải nghiệm của người dùng trên những chiếc màn hình kính của Z Flip có vẻ cũng "đã tay" hơn so với màn hình của Galaxy Fold.
Hơn nữa, công nghệ màn hình kính có thể gập được hiện vẫn chỉ đang ở những bước khởi đầu. Theo như lời của nhà sản xuất kính cường lực Gorilla Glass Corning, rất có thể chỉ một hoặc hai năm nữa thôi, lớp nhựa dẻo bảo vệ màn hình sẽ không còn cần thiết nữa. Theo lời công ty này, những mẫu kính mới có thể bẻ cong được đều đã đến tay các nhà sản xuất, và chúng hoàn toàn có thể biến lời hứa về "bền, chống xước, cũng như đảm bảo chất lượng hiển thị" thành sự thật.

Hiện tại, khó khăn lớn nhất của công nghệ sản xuất kính siêu mỏng chính là việc vẫn chưa có phương pháp tối ưu để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt. Việc cắt, đóng gói, cũng như vận chuyển những lô kính siêu mỏng này ra sao để chúng không bị hỏng học giữa đường vẫn đang là một bài toán khó chưa có lời giải đáp.
Còn về phía Samsung, cũng dễ hiểu lý do tại sao mà tập đoàn này lại cố gắng theo đuổi công nghệ màn hình gập như thế, khi mà tại buổi họp báo mới đây, Samsung cũng đã tiết lộ về tham vọng làm nhà phân phối màn hình gập cho các hãng sản xuất điện thoại khác trên thị trường.
Và có lẽ, khi công nghệ này được hoàn thiện, ngành công nghiệp smartphone sẽ lại bước sang trang mới.

Những tấm pin mặt trời sẽ ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn khi Trái đất nóng lên

Wednesday, February 19, 2020

YouTuber kiêm nhiếp ảnh gia biến hàng trăm vỏ film 35mm thành máy ảnh film cực độc

YouTuber kiêm nhiếp ảnh gia biến hàng trăm vỏ film 35mm thành máy ảnh film cực độc

Hàng trăm vỏ film 35mm vứt đi lại được hồi sinh dưới một hình thái mới, đó là những chiếc máy ảnh film chế cực độc.


Nếu có trong tay rất nhiều vỏ film 35mm sau khi chụp những bức ảnh film, bạn sẽ làm gì với nó? Thường thì đa số mọi người sẽ vứt đi nhưng với nhiếp ảnh gia Alireza Rostami, anh đã biến nó thành một chiếc máy ảnh cực kỳ ấn tượng.


Trong dự án mới nhất, Rostami đã lấy hàng trăm vỏ film 35mm rỗng và dán chúng lại với nhau để tạo nên những chiếc máy ảnh cổ khá đặc biệt. Bộ sưu tập bao gồm một máy ảnh Large Format định dạng film 4x5 và một máy ảnh medium format định dạng phim 120. Thoạt nhìn nó giống như một chiếc máy chụp hình Mamiya RB67 đời cổ.

Những chiếc máy ảnh film cổ ngày xưa.

Rostami cho biết ý tưởng làm ra những chiếc máy ảnh cô xuất hiện khi anh suy nghĩ về "hòa bình và thống nhất" sau khi đọc qua cuốn sách The Diary of a Young Girl.
Chia sẻ với Petapixel, Rostami nói: "Tôi luôn giữ những chiếc vỏ film đó. Những chiếc vỏ film 35mm gợi cho tôi những kỷ niệm và chúng luôn ẩn chứa những nhân vật đối với tôi"

Rostami là nhiếp ảnh gia từng chế tạo những chiếc máy ảnh đeo tay 3D, đèn flash đeo tay, một chiếc máy ảnh được làm từ linh kiện máy tính hay chế tạo bokeh huyền ảo. Kênh YouTube của Rostami khá nổi tiếng với các video chế tạo liên quan đến máy ảnh.
Dưới đây là hình ảnh về bộ sưu tập máy ảnh có một không hai được tạo nên từ vỏ hộp phim:





NASA 'ra giá' đầu tư: 35 tỉ USD để đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2024

Châu Tinh Trì xác nhận sẽ làm Tuyệt đỉnh Kungfu phần 2, nhưng sẽ là một cốt truyện hoàn toàn mới

Châu Tinh Trì xác nhận sẽ làm Tuyệt đỉnh Kungfu phần 2, nhưng sẽ là một cốt truyện hoàn toàn mới

Theo những gì Châu Tinh Trì cho biết tại một sự kiện ở Quảng Châu, phần 2 của bộ phim nổi tiếng "Tuyệt đỉnh Kungfu" sẽ được thực hiện trong thời gian tới.


Mới đây, tại sự kiện quảng bá cho bộ phim sắp ra mắt "Tân Hỷ Kịch Chi Vương" (Tân Vua Hài Kịch) tại Quảng Châu, Châu Tinh Trì đã lại một lần nữa xác nhận về việc sẽ sớm bắt tay vào làm phần 2 của bộ phim đình đám một thời "Tuyệt đỉnh Kungfu".


Tuyệt đỉnh Kungfu là một bộ phim võ thuật hài hết sức thành công về mặt thương mại khi thu về hơn 102 triệu USD trên thị trường thế giới. Đây cũng là tác phẩm đánh dấu bước tiến lớn của Châu Tinh Trì ra khỏi thị trường Trung Quốc.
Theo như những gì Châu Tinh Trì chia sẻ, mặc dù là phần 2 của Tuyệt đỉnh Kungfu, nhưng phần phim này sẽ là một câu chuyện mới hoàn toàn không liên quan gì đến phần phim trước đó.
"Thật lòng mà nói thì nó không phải là phần tiếp nối câu chuyện trong Tuyệt đỉnh Kungfu, mà là một câu chuyện võ thuật hiện đại hoàn toàn mới diễn ra ở một đất nước xa xôi. Tuy nhiên, đúng với cái tên Tuyệt đỉnh Kungfu 2, phần phim mới này vẫn sẽ giữ nguyên phong cách và tinh thần của phần trước."

Bên cạnh đó, Châu Tinh Trì cũng chia sẻ rằng rất có thể anh sẽ xuất hiện trong phim dưới vai trò cameo, nhưng không phải trong vai Tinh (nhân vật chính của phần 1) mà chỉ là một gã vô danh bị ăn đòn thôi.
Tuy nhiên, thời điểm ra mắt Tuyệt đỉnh Kungfu 2 sớm nhất cũng phải tới năm 2022 hoặc 2023, khi mà hiện tại, Châu Tinh Trì đang hết sức bận rộn với việc hoàn thiện bộ phim Mỹ nhân ngư 2, dự kiến sẽ chính thức ra mắt trong năm nay.
Những tấm pin mặt trời sẽ ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn khi Trái đất nóng lên

Những tấm pin mặt trời sẽ ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn khi Trái đất nóng lên

Thêm một tác động xấu nữa của biến đổi khí hậu với cuộc sống của chúng ta.


Điện mặt trời vẫn luôn được coi là một nguồn năng lượng tái tạo hết sức quan trọng, giúp chúng ta giảm việc phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch.
Tuy nhiên, có vẻ như biến đổi khí hậu đang ngày càng khiến việc tận dụng các nguồn năng lượng thay thế trở nên khó khăn hơn, khi mà mới đây, hai nhà nghiên cứu Ian Peters và Tonio Buonassisi tại MIT đã công bố rằng: những tấm pin mặt trời sẽ ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn khi nhiệt độ của Trái đất tăng lên.

Về cơ bản, một trong những yếu tố tác động đến hiệu suất của những tấm pin mặt trời chính là nhiệt độ, tuy nhiên kết quả cụ thể ra sao thì vẫn chưa ai biết rõ - cho đến khi nghiên cứu của Ian Peters và Tonio Buonassisi được thực hiện. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hiệu năng trung bình của những tấm pin mặt trời sẽ giảm khoảng 0,45% mỗi khi nhiệt độ Trái đất tăng thêm 1 độ K.
"Khi mà nhiệt độ trên Trái đất tăng lên, lượng điện năng cung cấp cho cuộc sống hàng ngày sẽ lại càng bị giảm đi. Trong đó, những khu vực phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc này là Nam Mỹ, Nam Phi và Trung Á."
Nhiệt độ tăng sẽ khiến lượng điện cung cấp từ các hệ thống pin mặt trời bị giảm đi đáng kể

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đang tìm cách khắc phục vấn đề này bằng việc nghiên cứu và cải tiến những tấm pin mặt trời, sử dụng những phương pháp mới cũng như các loại vật liệu mới để giúp tăng hiệu suất tạo ra điện năng từ ánh sáng hơn. Mới đây thôi, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ chấm lượng tử vào những tấm pin mặt trời, cho phép chúng tạo ra điện năng ngay cả khi trời nhiều mây hay có mưa.
Nhưng có lẽ, cách tốt nhất mà con người có thể làm vẫn là giảm bớt lượng phát thải, qua đó giữ cho tốc độ nóng lên của Trái đất giảm xuống - bởi việc Trái đất nóng lên còn gây ra rất nhiều hậu quả xấu khác đối với sự sống của loài người.

Tuesday, February 18, 2020

NASA 'ra giá' đầu tư: 35 tỉ USD để đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2024

NASA 'ra giá' đầu tư: 35 tỉ USD để đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2024

Ngày xưa không có mấy nhà đầu tư mặn mà với những dự án tưởng chừng như hết sức viển vông như bay vào vũ trụ hay hạ cánh lên mặt trăng. Nhưng giờ thì khác rồi.


Sau gần 1 năm khi phó chủ tịch NASA Mike Pence công bố về chương trình Artemis để đưa phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào năm 2024, chi phí dự kiến của chương trình này đã được công bố. Cụ thể, NASA cần thêm 35 tỉ USD nữa để có thể biến dự án này thành hiện thực vào năm 2024.

Về cơ bản, số tiền mà NASA yêu cầu lớn hơn rất nhiều so với ngân sách mà Nhà Trắng dưới thời tổng thống Trump đồng ý cung cấp cho cơ quan hàng không vũ trụ này. Trong đó, phần nhiều được dành cho việc phát triển hệ thống đưa phi hành gia hạ cánh xuống mặt trăng - khi mà theo ước tính của NASA, họ cần khoảng 3,37 tỉ USD cho hạng mục này vào năm nay.

Nếu như Quốc hội phê duyệt, đây sẽ là lần đầu tiên sau gần 60 năm chính phủ Mỹ trực tiếp rót tiền vào cho một dự án đưa con người lên mặt trăng kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Bên cạnh đó, ngân sách của NASA sẽ được đầu tư vào một số nhiệm vụ khác trên Mặt Trăng như nghiên cứu việc tách băng đá từ các cực.

Tuy nhiên, chính vì ngân sách mà NASA yêu cầu rất lớn, nên không rõ Quốc hội Mỹ sẽ có phản ứng như thế nào. Trong một cuộc họp báo diễn ra gần đây, giám đốc tài chính Jeff DeWit của NASA tỏ ra hết sức tự tin về việc quốc hội sẽ thông qua hạng mục đầu tư này. Tuy nhiên, xét trên bối cảnh nguồn ngân sách cho nghiên cứu phát triển các dự án vũ trụ đang bị cắt giảm, việc đạt được con số 35 tỉ USD trong vòng 4 năm tới có lẽ vẫn rất khó khăn.
Thế nhưng, ngoài ngân sách đến từ chính phủ, NASA cũng có thể có một lựa chọn khác là kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư có hứng thú với ngành khoa học vũ trụ:
"Trong khoảng thập niên 60, 70 và 80 của thế kỷ trước, không có mấy nhà đầu tư mặn mà với những dự án vũ trụ được cho là hết sức viển vông khi ấy. Do đó, chính phủ đã phải hỗ trợ NASA rất nhiều về mặt tài chính cho chương trình vũ trụ Apollo. Tuy nhiên, thời thế bây giờ đã thay đổi."
"Giờ đây, có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn vào mảng khoa học vũ trụ, bởi họ tin rằng nó sẽ có lợi cho mình trong tương lai. Việc thu hút thêm nhiều người quan tâm vào mảng phát triển khoa học vũ trụ là một điều hết sức có lợi."
Đây là cách virus Covid-19 tàn phá cơ thể người

Đây là cách virus Covid-19 tàn phá cơ thể người

Về cơ bản, phổi của bệnh nhân sẽ cứng lại, ngập dịch và họ không còn thở được.


Covid-19 - căn bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới gây ra đặc trưng bằng những triệu chứng chẳng khác gì cảm cúm. Một người khỏe mạnh sẽ nhiễm virus sau khi hít phải các giọt bắn từ người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Sau đó, quá trình ủ bệnh âm thầm bắt đầu khi virus nhân lên trong đường hô hấp. Các triệu chứng xuất hiện sau đó bao gồm ho, sốt, khó thở, đau đầu, sổ mũi. Nhưng chính xác thì bằng cách nào Covid-19 có thể tiến triển, để đặt một người chỉ đang sổ mũi vào máy thở và đôi khi giết chết họ?


Đối với hầu hết bệnh nhân, virus corona bắt đầu lây nhiễm và gây ra những tổn hại nặng nề nhất bên trong hai lá phổi của họ. Bởi suy cho cùng cũng giống như cúm, Covid-19 là một bệnh đường hô hấp.
Virus được hít vào từ những giọt bắn của một người bị bệnh, khi họ ho hoặc hắt hơi. Từ đó, nó sẽ xâm nhập đường hô hấp của một người khỏe mạnh va tìm đến phổi. Ở phổi, Covid-19 mới tìm thấy tế bào mục tiêu của chúng.
Giống với virus SARS trước đây, Covid-19 có các protein dạng gai để liên kết với thụ thể ACE2. Mà thụ thể này chỉ có trong các tế bào phổi và tim của con người. Nhưng cả hai chủng virus này đều buông tha trái tim, vì một lý do nào đó các nhà khoa học cũng chưa thể biết.
Matthew B. Frieman, một phó giáo sư tại Đại học Maryland - người chuyên nghiên cứu các chủng virus corona có độc tính cao cho biết: Về cơ bản, Covid-19 sẽ làm những gì tương tự virus SARS đã làm. Nó sẽ gây bệnh theo 3 giai đoạn: nhân lên, kích thích phản ứng miễn dịch quá mức và cuối cùng săn phẳng lá phổi của người bệnh.
Mặc dù vậy, không phải tất cả bệnh nhân nhiễm virus corona đều kết thúc bằng một lá phổi mục ruỗng. Thống kê trước đây cho thấy chỉ có 25% bệnh nhân nhiễm SARS bị suy hô hấp nặng. Tương tự, dữ liệu mới cho thấy khoảng 82% các ca nhiễm Covid-19 chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ.

Nhưng trong trường hợp một ca bệnh nghiêm trọng thì sao? Virus corona sẽ nhanh chóng xâm chiếm được các tế bào phổi của con người thông qua những chiếc "cổng quẹt thẻ" ACE2. Những tế bào phổi có hai loại: những tế bào tạo ra chất nhầy và những tế bào có dạng lông gọi là vi mao.
Chất nhầy là một thành phần thiết yếu bên trong phổi, nó bảo vệ mô phổi khỏi những mầm bệnh và đảm bảo cho cơ quan hô hấp của bạn không bị khô. Các tế bào vi mao được nhúng trong chất nhầy, chúng chuyển động liên tục để dọn sạch các mảnh vụn lạ được hít vào theo đường không khí, chẳng hạn như phấn hoa hoặc virus.
Frieman giải thích rằng SARS rất thích lây nhiễm và phá hủy những tế vào vi mao này. Virus chèn RNA của nó vào DNA của tế bào phổi và chiếm quyền kiểm soát nó. Ở đây, nó sẽ lợi dụng cỗ máy sản xuất protein và vật chất di truyền của tế bào vi mao để tự tổng hợp và nhân lên hàng ngàn lần.
Khi tế bào phổi đã chứa quá nhiều virus, nó đơn giản là bị nổ tung, giải phóng hàng chục ngàn con virus để chúng tiếp tục đi lây nhiễm các tế bào mới. Phản ứng dây chuyền diễn ra khiến lớp vi mao trong phổi người bệnh bị bong tróc. 
Người bệnh sẽ ho ra chúng, cùng với chất nhầy, các mảnh vụn, bụi bẩn và cả hàng triệu virus Covid-19 vừa được nhân lên nhưng chưa kịp chui vào các tế bào phổi mới. Điều này gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm sốt, ho, khó thở và viêm phổi.


Giai đoạn một kết thúc khi quá trình viêm bắt đầu hình thành. Lúc này, giai đoạn hai được bắt đầu khi hệ thống miễn dịch phát hiện ra tổn thương trong phổi gây ra bởi những con virus ngoại lai. Nó bắt đầu huy động một đội quân tế bào miễn dịch tràn vào phổi nhằm tiêu diệt virus và sửa chữa những mô bị tổn thương.
Nếu người bệnh nhiễm Covid-19 có một hệ miễn dịch tốt, các tế bào sẽ làm đúng trách nhiệm của mình. Chúng chỉ tấn công virus và đóng quân ở những vùng phổi bị tổn thương. Các thiệt hại nhanh chóng được khắc phục và người nhiễm virus sẽ tự khỏi bệnh.
Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch đã bị trục trặc, đội quân tế bào của họ đơn giản là bị mất kiểm soát toàn bộ. Chúng sẽ chỉ tràn vào phổi và tiêu diệt bất kỳ một thứ gì trên đường đi của mình, cả các virus, cả các tế bào phổi còn đang khỏe mạnh.
Vì vậy, người bệnh lúc này sẽ phải chịu thiệt hại kép từ phản ứng miễn dịch của mình. Phổi sẽ càng bị tổn thương nhiều hơn, với nhiều mảnh vụn hơn, gây tắc nghẽn và làm trầm trọng tình trạng viêm.
Ảnh chụp cắt lớp CT một lá phổi của bệnh nhân Covid-19 thể hiện các tổn thương ở hai thùy.

Trong giai đoạn thứ ba, tổn thương phổi tiếp tục tiến triển có thể dẫn đến suy hô hấp. Quy mô của cuộc tấn công lớn đến nỗi ngay cả khi bệnh nhân may mắn sống sót, các tổn thương này ở phổi cũng sẽ trở thành những vết sẹo vĩnh viễn.
Giống như SARS trước đây, Covid-19 có thể đục ruỗng phổi, để lại một lá phổi thủng lỗ chỗ giống như tổ ong. Các tổn thương này có thể được nhìn thấy trên phim chụp X-quang của bệnh nhân, hai lá phổi đơn giản là trắng xóa.
Lá phổi sẽ tự bảo vệ nó bằng cách hình thành những vết sẹo và cứng lại. Đây là lúc bệnh nhân không thể tự hô hấp được nữa, các bác sĩ phải đặt máy thở cho họ. Cùng lúc đó, tình trạng viêm sẽ làm cho màng giữa các phế nang và mạch máu trở nên thẩm thấu hơn, gây tràn dịch và hạn chế khả năng hấp thụ oxy của phổi.
"Trong các trường hợp nghiêm trọng, về cơ bản bạn sẽ làm ngập phổi của mình và không còn có thể thở", Frieman nói. Đó chính là cách mà Covid-19 giết chết bệnh nhân, cũng chính là những vật chủ của mình.

Tin Nhà Đất

https://underworld24h.blogspot.com/search/label/Dat?max-results=5