Showing posts with label the gioi. Show all posts
Showing posts with label the gioi. Show all posts

Sunday, February 9, 2020

Virus corona mới có thể lây truyền qua khí dung: Chuyên gia hóa học phân tích chi tiết các vấn đề mọi người cần nắm rõ

Virus corona mới có thể lây truyền qua khí dung: Chuyên gia hóa học phân tích chi tiết các vấn đề mọi người cần nắm rõ

Mới đây, trang thông tin chính thống của Trung Quốc Tân Hoa Xã nhận định, khí dung (aerosol) có thể giúp virus corona mới phát tán rộng nếu người hít phải hạt bụi khí chứa loại virus này khiến nhiều người hoang mang.


Virus corona lây nhiễm qua khí dung - Xác nhận thêm con đường lây lan của virus corona mới (NCP)
Theo đó, Zeng Qun, cục phó Cục dân sự Thượng Hải, cho biết tại buổi họp báo hôm 8/2, khí dung có tên gọi hóa học là Aerosol hay còn gọi là sol khí, là những giọt bụi nước hòa vào không khí. Theo vị chuyên gia này, con người có thể dễ dàng nhiễm nCOV nếu hít phải khí dung chứa loại virus này.
Con người có thể dễ dàng nhiễm nCOV nếu hít phải khí dung chứa loại virus này.

Thông tin này hiện đang khiến mọi người vô cùng hoang mang. Nhiều người đang đặt ra nghi vấn liệu sống trong môi trường có sương mù, hơi nước cao như thời điểm hiện nay thì khí dung khuếch tán trong môi trường có khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác hay không. Chưa kể, lúc con người ho, hắt xì có khả năng tạo ra khí dung hay không. Nếu có thể thì nguy cơ lây nhiễm virus corona mới thật sự khiến chúng ta không khỏi rùng mình .
Virus corona mới có thể lây truyền qua khí dung: Chuyên gia lý giải tường tận
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), aerosol hay chính là sol khí (son khí, xon khí). Đây là hệ keo của các hạt chất rắn hoặc các giọt chất lỏng, trong không khí hoặc chất khí khác. Aerosol có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc từ con người.
Ở nguồn gốc tự nhiên, aerosol là dạng sương mù, dịch tiết của rừng, mạch nước phun. Ở nguồn gốc nhân tạo, aerosol là sương mù do ô nhiễm, bụi, ô nhiễm không khí, khói. Thông thường, aerosol thường để chỉ dạng phun-xịt sol khí, ví dụ như trong ứng dụng kĩ thuật sơn, bình xịt cho những người bệnh hen suyễn.
Hơi thở của người bệnh nhiễm virus corona khi thở ra cũng có aerosol, có khả năng tạo điều kiện cho virus lan truyền và lây nhiễm cho người xung quanh nếu không đảm bảo đúng kỹ thuật điều trị.

Các ứng dụng kỹ thuật khác của aerosol bao gồm rải thuốc trừ sâu, máy hô hấp nhân tạo , kỹ thuật cháy nổ. Các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp với các hạt nhỏ trong khí thở và những hạt bụi nhỏ lơ lửng với đường kính động học nhỏ hơn 10 micromet, có tiềm năng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, cũng được gọi là aerosol.
Vị chuyên gia này khẳng định: "Aerosol xuất hiện ở khắp mọi nơi trong tự nhiên và chính bản thân chúng ta cũng có khả năng tạo ra aerosol. Aerosol trong ứng dụng y học là một phương pháp chữa bệnh gọi là "khí dung". Theo đó, các bác sĩ sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạch đường hô hấp trên hoặc dưới cho bệnh nhân. Hơi thở của người bệnh nhiễm virus corona khi thở ra cũng có aerosol, có khả năng tạo điều kiện cho virus lan truyền và lây nhiễm cho người xung quanh nếu không đảm bảo đúng kỹ thuật điều trị".
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, điều đó cũng có nghĩa là, một bệnh nhân bị nhiễm virus corona mới có thể tạo ra khí dung lây truyền con virus này cho những người ở gần mình. Khí dung được tạo ra giúp bệnh nhân hít thở, trong quá trình điều trị bằng kháng sinh... loại khí này dễ dàng lây truyền từ người đang nằm điều trị đến những người xung quanh trong khoảng cách khoảng 2m trở lại.
Chưa kể, virus corona còn có thể tồn tại trong bầu khí dung, máy và bề mặt các đồ vật xung quanh người bệnh, nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc bề mặt cũng rất cao. Đó chính là lý do nhân viên y tế cũng có nguy cơ mắc bệnh do virus corona mới cực cao nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật kiểm soát kháng khuẩn.
Một bệnh nhân bị nhiễm virus corona mới có thể tạo ra khí dung lây truyền con virus này cho những người ở gần mình.

Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh, aerosol có thể lây truyền qua không khí nhưng ở dưới dạng hạt sương nhỏ. Những hạt sương nhỏ được tạo ra từ máy khí dung có thể bay trong không khí, người ở gần khi hít phải với nồng độ cao sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh đường hô hấp nói chung, lây nhiễm virus corona mới nói riêng.
"Aerosol trong tự nhiên không gây hại cho sức khỏe con người. Nó chỉ gây hại khi đó là khí dung tạo ra trong quá trình hô hấp của người nhiễm bệnh. Thêm nữa, nhiều người hiện nay đang hiểu lầm khí dung là bụi khí. Đây là nhận định sai lầm hoàn toàn bởi lẽ khí dung không có khả năng bay lung tung trong không khí thông thường và ứng dụng của khí dung chỉ dùng trong cơ sở y tế", TS Trần Hồng Côn khẳng định.

Trung Quốc xác nhận virus corona có thể lây truyền qua khí dung Đọc ngay

Đây là phát hiện mới khiến nhiều người hiểu lầm, thêm hoang mang về virus corona, xuất phát từ việc nhìn nhận chưa đúng. Thêm nữa, phát hiện cũng là điều chúng ta cần chú ý hơn nữa khi tiến hành xông khí dung để điều trị cho bệnh nhân, tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona mới.
Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm do aerosol tạo ra trong quá trình hô hấp cho người bị viêm đường hô hấp nói chung, chuyên gia khuyên mỗi bệnh nhân chỉ nên dùng một bầu khí dung, tuyệt đối không dùng chung từ 2 người trở lên vì sẽ đẩy nguy cơ lây nhiễm bệnh. Khí dung trong buông bệnh có người mắc bệnh ở khoảng cách 2m trở lại sẽ tạo điều kiện phát tán virus từ hô hấp người bệnh ra xung quanh theo con đường khí dung nên trong y tế cần hạn chế khí dung, khi tiến hành cần phải tuân thủ quy trình kỹ thuật để kiểm soát nhiễm khuẩn. Nói chung càng hạn chế khí dung càng tốt, trừ khi đó là chỉ định bắt buộc của bác sĩ.
Tại Trung Đông, gà rán KFC cũng trở thành mặt hàng để người ta đánh đổi cả tính mạng để buôn lậu

Tại Trung Đông, gà rán KFC cũng trở thành mặt hàng để người ta đánh đổi cả tính mạng để buôn lậu

Gà rán KFC hay các món đồ ăn nhanh đã quá quen thuộc đối với chúng ta, nhưng có lẽ tại Trung Đông đây lại là những món đồ ăn nhanh "chậm" nhất trên thế giới.


Đây có lẽ sẽ là thức ăn nhanh phục vụ chậm nhất trên thế giới. Để có thể ăn được món gà rán KFC tại Gaza, bạn cần phải đặt vào đêm hôm trước và đi theo đó là những cuộc điện thoại cũng như chuyển tiền quốc tế.
Vào ngày hôm sau sẽ có những shipper người Ai Cập sẽ đi mua theo yêu cầu của bạn và đưa nó cho những người chuyển phát nhanh. Sau đó họ sẽ phải đi qua những đường gầm dài dưới lòng đất để đưa món gà rán cho những người giao hàng tại Gaza rồi tiếp tục vận chuyển bằng xe máy để tới tay của bạn.
Nhưng người Palestine không hề nản lòng vì phải chờ đợi. Một sinh viên 22 tuổi tên Abou Fares cho biết: : "Nó rất ngon kể cả khi đã nguội”.

Chi phí cho mỗi lần đặt hàng và vận chuyển như vậy trên thực tế không hề "dễ thở" một chút nào, Madani, nhân viên công ty vận chuyển Yamamah cho biết, trung bình mỗi suất bao gồm 12 miếng gà KFC kèm khoai tây chiên ở Aris là 80 bảng Ai Cập (khoảng 12 đô la Mỹ) và giá sau khi giao tới Gaza, chúng sẽ có giá lên tới 30 USD.

Tuy nhiên rất nhiều người tại Gaza cho rằng mức giá này vẫn có thể chấp nhận được và họ hài lòng bỏ ra số tiền đó để được thưởng thức đồ ăn nhanh "chậm nhất thế giới" này.

Ở Gaza chỉ có duy nhất một con đường thông ra thế giới là phía nam giáp Sinai Ai Cập. Người dân ở đây không được ra nước ngoài nhưng vẫn theo dõi tin tức và sản phẩm ngoại quốc qua truyền hình. Sự thèm khát được sử dụng sản phẩm mà mọi người trên thế giới dùng đã sinh ra nhiều doanh nhân ở đây. 2013 đánh dấu sự thành công của Khalil Efrangi, doanh nhân buôn lậu gà rán KFC qua cống ngầm thông Sinai Ai Cập. Khalil nhận đơn hàng từ khách và đặt hàng bên El Arish Sinai, taxi bên Ai Cập chở gà sang đến cống ngầm giao cho taxi bên Gaza chuyển đến cho Khalil, ông dùng một đội xe máy đi giao hàng cho khách.

Yamamah một công ty phân phối ở Gaza, gần đây đã kinh doanh món gà rán từ chuỗi cửa hàng ăn nhanh Kentucky Fried Chicken của Mỹ.

Người dân Gaza đặt hàng trên trang Facebook củaYamamah hoặc thông qua một cuộc điện thoại. Sau đó, họ chờ đợi để được giao tại nhà, món gà từ nhà hàng KFC tại Ai Cập, được vận chuyển qua các đường hầm.

Hoạt động này bắt đầu khi nhân viên của công ty Yamamah bỗng dưng thèm món gà rán nên đã đề nghị giới buôn lậu phục vụ thực đơn này từ nhà hàng KFC tại Al-Arish, một thị trấn nhỏ của Ai Cập, cách Dải Gaza khoảng 40km.
Nắm bắt được nhu cầu ăn đồ ăn nhanh ngày càng tăng của người dân ở Dải Gaza, nhiều doanh nhân tại Palestine, những người sở hữu chuỗi nhà hàng KFC và Pizza Hut tại khu bờ Tây cũng đã có nhiều hoạt động thúc đẩy vận chuyển những món đồ ăn nhanh này tới Gaza.
Trên thực tế, đường hầm để vận chuyển những món đồ ăn nhanh này tại Palestine từ lâu đã là đường hầm để những tay buôn lậu vận chuyển vũ khí.

Thị trấn Rafah, một thị trấn ở giữa biên giới Gaza và Ai Cập đã trở thành thánh địa mua sắm với hệ thống đường ngầm chằng chịt, khổng lồ. Hệ thống đường hầm này thu hút hàng chục nghìn nhân công Palestine làm việc và vận chuyển hàng hoá. Do việc vận chuyển trên mặt đất bị chặn đứng, nên hầu như mọi loại hàng hóa được tuồn vào từ Ai Cập thông qua hệ thống đường ngầm.

Và việc buôn lậu KFC ở Gaza ngày nay đã trở thành một ngành công nghiệp, bởi chỉ tính riêng ở Dải Gaza, có tất cả hơn 400 đường hầm trên toàn thành phố cho phép bạn sống ở trung tâm của cuộc chiến mà vẫn có thể đặt hàng được món gà rán KFC ở bên kia chiến tuyến.

Với những con đường hầm như vậy, bạn có thể đặt mua mọi thứ từ bút viết, thuốc lá, Viagra hay bất cứ thứ gì bạn muốn, chỉ có điều thời gian chờ đợi sẽ hơi lâu, có thể lên tới 2 ngày dù món hàng bạn đặt chỉ cách nơi bạn đang ở có vài km. Còn đối với những kẻ buôn lậu kiểu mới thì đây lại là dịch vụ kiếm được bộn tiền.

Ngoài ra, tất cả các con thú tại Công viên rừng phía Nam, như linh cẩu, chó sói, đà điểu và khỉ đột, về cơ bản chúng đều được vận chuyển đường hầm bởi những tay buôn lậu. Điều đặc biệt nhất ở công viên này là rất nhiều động vật được nhập lậu từ nước ngoài, nhưng rất ít nhân viên dám chạy ra ngoài để cho chúng ăn hàng ngày, bởi vậy những con vật ở đây luôn phải sống trong cảnh "địa ngục trần gian".


Hơn nữa, hệ thống đường hầm và cống ngầm này tại Gaza cũng chính là nơi cung cấp cho 65% bột mì, 67% hàng tiêu dùng, 98% đường, 100% thép và xi măng nhu cầu của toàn bộ người dân. Nhưng đó không phải là tất cả.
Theo những thông kê gần đây, những người buôn lậu còn cung cấp những mặt hàng khác như nước hoa, băng video, các loại hàng hóa từ chợ đen và thậm chí là cả phụ nữ.
ột phụ nữ Gaza đi trong một đường hầm tối chỉ để tham dự một bữa tiệc ở Ai Cập


Đường hầm buôn lậu tại Gaza là những đường đi được đào dưới Philadelphi Corridor, một dải đất hẹp, dài 14 km, nằm dọc theo biên giới giữa Dải Gaza và Ai cập. Sau Hiệp ước hòa bình Ai Cập - Do Thái vào năm 1979 thành phố Rafah, nằm ở phía Nam Dải Gaza, bị chia đôi bởi đoạn hành lang này. Một phân nửa thành phố thuộc Ai Cập, phân nửa kia nằm ở miền Nam của Gaza.

Dành cho team cận thị giữa cơn bão virus corona: Cách đeo khẩu trang cực đơn giản để mắt kính không bị mờ vì hơi nước

Dành cho team cận thị giữa cơn bão virus corona: Cách đeo khẩu trang cực đơn giản để mắt kính không bị mờ vì hơi nước

Giữa bão dịch bệnh thì đương nhiên phải đeo khẩu trang, nhưng với team 4 mắt thì trải nghiệm này không mấy dễ dàng vì kính luôn bị mờ bởi hơi nước.


Cơn bão dịch viêm phổi do virus corona chủng mơi 2019-nCov gây ra vẫn đang trong giai đoạn phức tạp và khiến cả thế giới phải lo sợ. Virus hiện tại được xác định có thể lây qua đường giọt bắn , vậy nên một trong những việc quan trọng nhất mỗi người cần làm là phải đeo khẩu trang, để bảo vệ mình và cộng đồng xung quanh.

Tuy nhiên với người thuộc "team cận thị", đeo khẩu trang chưa bao giờ là một trải nghiệm vui vẻ cả. Hơi thở của chúng ta có chứa hơi nước, sẽ theo kẽ hở tạo ra giữa mũi và khẩu trang mà đi lên, đọng lại trên bề mặt kính và khiến cảnh tượng trước mắt trở nên mờ mịt.

Cảnh tượng thường thấy của team 4 mắt khi đeo khẩu trang

Cảnh tượng thường thấy của team 4 mắt khi đeo khẩu trang. Biết là đeo khẩu trang đang hết sức quan trọng, nhưng liệu có cách nào để giảm bớt sự bất tiện không? Thực ra là có đấy, và bạn sẽ được hướng dẫn ngay đây.

Bước 1: Gấp phần trên khẩu trang lại, như trong hình dưới.



Bước 2: Chuẩn bị một tờ giấy mỏng, gấp lại và lót vào phần khẩu trang vừa gập, rồi đeo lên và tự trải nghiệm thôi.



Mẹo này được áp dụng từ quy tắc vật lý hết sức đơn giản. Như đã nêu, hơi thở của bạn có nước và chính nước là thứ khiến mắt kính bị mờ, nên chỉ cần độn thêm một lớp giấy có khả năng thấm nó đi là được.
Cách cực đơn giản để đeo khẩu trang mà không làm mờ kính

Saturday, February 8, 2020

Nếu hút hết nước khỏi biển, Trái Đất sẽ trông như thế nào?

Nếu hút hết nước khỏi biển, Trái Đất sẽ trông như thế nào?

Dãy núi dài nhất thế giới có đến 90% bộ phận nằm dưới biển, những cầu nối liên kết các lục địa,... đều được bật mí trong đoạn video của NASA này.


Biển bao bọc phần lớn bề mặt của Trái Đất, bao gồm cả dãy núi dài nhất thế giới và những cầu nối cổ xưa mà loài người đã sử dụng để du hành khắp các lục địa. Dựng lại đoạn video từ hồi 2008 của NASA, nhà khoa học hành tinh James O'Donoghue đã cho chúng ta thấy Trái Đất sẽ trông như thế nào nếu lượng nước đó mất đi và để lộ ra phần còn lại của hành tinh.
O'Donoghue hiện đang làm việc tại JAXA, một cơ quan không gian Nhật, và đã từng làm việc tại NASA. Anh đã chỉnh sửa đoạn video do nhà vật lý kiêm sản xuất phim hoạt ảnh Horace Mitchell tạo ra vào năm 2008. Anh làm chậm lại tốc độ video và thêm trình biểu thị lượng nước đã bị rút đi trong xuyên suốt thời lượng của đoạn video.
Sau khi nước biển được rút đi, phần đầu tiên của mảnh đất ngầm bị lộ ra là các thềm lục địa - ranh giới ngầm dưới biển của các lục địa.
"Tôi đã làm chậm phân đoạn đầu bởi vì, khá ngạc nhiên, có rất nhiều phong cảnh dưới biển được lộ ra chỉ trong mười mét đầu tiên", O'Donoghue phát biểu.
Các thềm lục địa bao gồm những cầu nối mà loài người ngày xưa đã dùng để di cư từ lục địa sang lục địa. Vài vạn năm về trước, tổ tiên của chúng ta có thể di chuyển từ Châu Âu đến Vương Quốc Anh, từ Nga đến Mỹ và từ Úc đến các hòn đảo xung quanh.
"Khi kỷ băng hà cuối cùng xảy ra, rất nhiều nước biển bị đọng lại trong băng, tương tự với các tảng băng lớn ở hai cực. Đó là lý do các cầu nối lục địa tồn tại", O'Donoghue nói. "Mỗi cầu nối này cho phép loài người di cư và khi kỷ băng hà trôi qua, nước biển lấp những con đường này lại".
Bằng cách loại bỏ đi lượng nước đó, đoạn video cho chúng ta chứng kiến một cái nhìn thoáng qua về thế giới xưa cũ của tổ tiên loài người.

Đồng thời nó cũng chỉ ra dãy núi dài nhất của Trái Đất, xuất hiện sau khi mực nước biển giảm từ 2.000 đến 3.000 mét.  Đó là dãy núi nằm giữa đại đương, dài hơn 60.000 km và trải khắp địa cầu. Hơn 90% bộ phận của nó nằm dưới biển.
Các ngọn núi lửa mọc lên tại các vỉa, nơi các mảng kiến tạo của Trái Đất chỉ cách nhau vài cm, từ đó tạo ra đáy đại dương mới khi đá nóng chảy trồi lên từ bên dưới lớp vỏ thực vật.
Một khi hoạt ảnh đã rút đi hơn 6.000 mét, phần lớn lượng nước biển đã biến mất. Nhưng phải cần đến 5.000 mét nữa mới rút cạn vực sâu nhất của rãnh Mariana.
"Tôi rất thích việc hoạt ảnh này tiết lộ rằng đáy đại dương cũng mang đặc tính địa lý đầy phong phú và thú vị như các lục địa", O'Donoghue nói.
Anh nói thêm rằng việc rút cạn nước biện không chỉ khám phá "đáy đại dương, mà còn cả lịch sử cổ xưa của loài người".

Sốc: Quái vật hồ Loch Ness lần đầu tiên lộ diện chính thức

Trung Quốc: Ứng dụng văn phòng sập do quá nhiều người làm việc tại nhà tránh virus corona

Trung Quốc: Ứng dụng văn phòng sập do quá nhiều người làm việc tại nhà tránh virus corona

Đến văn phòng làm việc không được, ở nhà làm việc cũng không xong!


Do dịch Corona đang bùng phát, nhiều nhân viên văn phòng tại Trung Quốc đã nhận chỉ thị không đến văn phòng và được phép làm việc tại nhà ít nhất đến ngày 10 tháng 2. Nhưng do có quá nhiều người làm việc tại nhà nên các ứng dụng cung cấp dịch vụ văn phòng đã trở nên quá tải, gây chậm lại thậm chí dừng hoạt động hoàn toàn.



Ứng dụng DingTalk của Alibaba hay WeChat Work của Tencent đều có những thời điểm ngừng hoạt động, phải một vài giờ sau mới có thể tiếp tục phục vụ người dùng. Tencent cũng thông báo rằng sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng của mình để đáp ứng được nhu cầu tăng cao của người dùng trong thời điểm này. Dịch vụ Huawei WeLink và Lark ByteDance cũng gặp tình trạng tương tự vào thứ 2 vừa qua.
Hiện chưa có con số thống kê chính xác có bao nhiêu nhân viên làm việc tại nhà ở Trung Quốc, một thông báo mới đây cho thấy có tới 200 triệu lượt truy cập vào ứng dụng Alibaba DingTalk trong một ngày, một con số khổng lồ. Một số công ty có ứng dụng làm việc tại nhà của riêng họ cũng đã phải nâng cấp hệ thống, ví dụ như tăng số lượng người dùng trong một lần họp trực tuyến. Những dịch vụ huấn luyện và học tập tại nhà dành cho học sinh, sinh viên cũng đã được thiết lập để thay thế cho việc học truyền thống.

Dùng thử bàn chải điện Xiaomi và Oral B: Loại hơn trăm, loại gần triệu thì khác nhau những gì?

Bi kịch "smartphone vs máy ảnh số" có thể đang lặp lại với Apple Watch và đồng hồ Thụy Sĩ

Bi kịch "smartphone vs máy ảnh số" có thể đang lặp lại với Apple Watch và đồng hồ Thụy Sĩ

Phép so sánh giữa đồng hồ Thụy Sĩ và Apple Watch sẽ luôn là một phép so sánh khập khiễng. Nhưng phép so sánh giữa đồng hồ Thụy Sĩ và đồng hồ quartz Nhật Bản cũng vậy.


Trong báo cáo mới nhất, công ty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics đã đưa ra một thông tin đầy tranh cãi: doanh số Apple Watch cao hơn doanh số của toàn bộ ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ tới 10 triệu đơn vị trong năm vừa qua. Thậm chí, ở mức 31 triệu Apple Watch bán ra, lượng đồng hồ xuất xưởng của Apple còn cao gấp rưỡi đồng hồ truyền thống.
Phép so sánh khập khiễng
Với nhiều người, đó là một phép so sánh khập khiễng. Một chiếc Rolex rẻ nhất đã có giá lên tới 5000 USD, tức là cao gấp 10 lần giá phiên bản 5G của chiếc Apple Watch mới nhất (Series 5). Chiếc GMT Master Ice được Rolex chế tác cho CR7 có giá lên tới 485.350 USD, cũng là mẫu Rolex đắt nhất trong lịch sử (chỉ tính sản phẩm mới, không tính sản phẩm đấu giá). Thay vì mua chiếc GMT Master Ice này, Ronaldo có thể mua gần 1000 chiếc Apple Watch.
Phép so sánh khập khiễng giữa đồ chơ điện tử và phụ kiện đẳng cấp.

Trong lịch sử công nghệ, những phép so sánh khập khiễng không phải là chưa từng xuất hiện. Khi smartphone trở thành thiết bị chụp ảnh phổ biến nhất, người chơi máy ảnh cũng đã từng đem điện thoại ra mỉa mai. Đến tận 2019, cảm biến lớn nhất trên smartphone mới có kích cỡ 1/1.5". Cảm biến APS-C trên máy ảnh có kích cỡ lớn hơn gấp 4 lần – máy ảnh phổ thông sẽ luôn thu được lượng ánh sáng cao gấp 4 lần so với smartphone cao cấp.
Bởi thế, nếu giá trị lớn nhất mà người mua đang tìm kiếm là chất lượng ảnh, phép so sánh giữa smartphone và DSLR đã, đang và sẽ luôn là khập khiễng. Nếu đồng hồ được tính bằng giá trị hình ảnh/đẳng cấp mang lại cho người xem (ai đeo đồng hồ để xem giờ?), rõ ràng Apple Watch chỉ là thứ đồ chơi khi sánh với đồng hồ Thụy Sĩ.
Gặm nhấm doanh thu
Nhưng điều đó không có nghĩa ngành công nghiệp đồng hồ truyền thống có thể ngồi yên trước ảnh hưởng tiêu cực mà Apple đang mang đến. Cái chết đau đớn của DSLR là bài học lớn nhất cho họ. Khi chất lượng ảnh trên điện thoại bắt đầu đạt mức đủ tốt cho người tiêu dùng, doanh số máy ảnh chuyên dụng cũng bắt đầu lao dốc. Năm 2018, thị trường máy ảnh số được ước tính đã suy giảm tới 22% so với 2017. Theo tuyên bố của chính CEO Canon, thị trường máy ảnh số sẽ chạm đáy vào năm 2021, doanh số máy ảnh cả năm chỉ bằng khoảng 1/40 so với doanh số iPhone:
"Giờ đây người ta chụp ảnh bằng smartphone. Thị trường máy ảnh số sẽ tiếp tục suy giảm, còn người dùng chuyên nghiệp và bán chuyên sẽ mua khoảng 5 – 6 triệu máy. Lúc đó thì thị trường chạm đáy", ông Fujio Mitarai khẳng định với Nikkei vào tháng 1/2019.
Cũng là phép so sánh khập khiễng, nhưng ngành công nghiệp camera đã bị smartphone đẩy vào tình cảnh khốn khó.

Đồng hồ thì sao? Thống kê của Strategy Analytics cho thấy lượng đồng hồ Thụy Sĩ xuất xưởng năm 2019 giảm 13%. Số liệu của chính FHS, tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ, cũng cho thấy doanh số đã liên tục suy giảm từ 2014 cho tới nay. Một nhà phân tích tại Strategy Analytics là Neil Mawston cho biết: "Đồng hồ analog vẫn được người tiêu dùng lớn tuổi hơn ưa chuộng, nhưng người mua trẻ tuổi đang nghiêng về smartwatch và thiết bị đeo tay số nhiều hơn".
Sự xuất hiện của Apple Watch nói riêng và sự trỗi dậy của smartwatch nói chung (Android Wear và Tizen) trong năm 2014 đã chặn đứng đà tăng trưởng mạnh mẽ của Swatch Group trong các năm trước đó. Từ 2014 tới nay, doanh số của hãng này tăng giảm bất thường trong khoảng 8 – 9 tỷ USD. Báo cáo mới nhất cho thấy trong năm 2019, doanh thu từ Omega, RADO, Tissot và các thương hiệu khác của Swatch Group đã giảm 3,7%, còn khoảng 8,19 tỷ USD. Nói cách khác, Apple Watch đang gặm nhấm doanh thu của đồng hồ truyền thống, bất chấp phép so sánh giữa Apple Watch và Rolex có lệch lạc đến thế nào đi chăng nữa.
So sánh trực tiếp
Một chiếc Apple Watch thường đến tay người dùng ở mức giá trên 400 USD (số liệu thống kê cho thấy ASP của Apple Watch vào giữa năm 2019 đạt 429 USD). Sử dụng con số này và số liệu từ Strategy Analytics, doanh thu của Apple Watch trong năm qua đạt khoảng 12,5 tỷ USD. So sánh giữa Apple Watch và Omega vẫn sẽ là khập khiễng, nhưng Apple Watch đang đè bẹp Swatch Group về doanh thu – con số có thể dùng để so sánh bất kỳ 2 công ty nào với nhau.
Kể cả có đứng riêng thì Apple Watch vẫn thừa sức đánh bại bất kỳ một thương hiệu Thụy Sĩ nào về các chỉ số kinh doanh.

Tất cả các thương hiệu đồng hồ khác đều tỏ ra nhỏ bé trước Apple Watch. Theo số liệu của Morgan Stanley, doanh số của Rolex năm 2018 chỉ vào khoảng 5 tỷ USD; Patek Philippe khoảng 1,5 tỷ USD. Kể cả có đạt mức tăng trưởng "hoang đường" là 50% vào năm 2019, doanh thu cả 2 công ty này cộng lại vẫn chưa bằng doanh thu Apple Watch. 
Khi Patek Philippe đánh tiếng "bán mình" vào năm ngoái, thương hiệu này được định giá khoảng 8 đến 10 tỷ USD. Thương hiệu Rolex được định giá tương tự. Apple có trị giá 1,4 nghìn tỷ USD và đang nắm trong tay 200 tỷ USD tiền mặt. Tức là, Apple thừa sức để mua lại tất cả các thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ, và hiện nay công ty của Tim Cook đang dùng tiềm lực ấy để củng cố vị trí số 1 trên thị trường smartwatch. Từ tháng 9 năm ngoái, Apple Watch S3 được giảm giá xuống còn 200 USD.
Một chiếc đồng hồ Apple giá 200 USD làm sao có thể sánh được với Omega, Rolex hay Patek Philippe về giá trị. Nhưng lịch sử đâu phải là chưa từng chứng kiến các công ty có sản phẩm tốt hơn (trên khía cạnh nào đó) bị các công ty bán sản phẩm rẻ tiền hơn đẩy vào thế khó. Hơn ai hết, ngành công nghiệp đồng hồ tại Thụy Sĩ hiểu rõ điều này: thập niên 1970, đồng hồ quartz giá rẻ từ Nhật Bản đã "khai tử" hơn 1000 thương hiệu Swiss Made. Hơn 60.000 nhân công làm việc trong các xưởng đồng hồ mất việc, trước khi người Thụy Sĩ học theo người Nhật và ra mắt những chiếc đồng hồ chạy pin với thiết kế và chất lượng... kém cao cấp.
Nếu so sánh với Apple là khập khiễng, vì sao nhiều thương hiệu Thụy Sĩ lại đang bắt đầu ra mắt smartwatch để cạnh tranh trực tiếp với Apple?

Xét cho cùng, đồng hồ quartz vẫn không thể sánh với đồng hồ cơ truyền thống về đẳng cấp hay giá cả. Nhưng người đeo đồng hồ quartz sẽ còn chỗ để đeo đồng hồ cơ nữa. Người đeo Apple Watch cũng vậy. Và đó là cách một công ty bán đồng hồ vài trăm đô có thể khiến cho ngành công nghiệp bán đồng hồ hàng (trăm) nghìn đô vào khốn khó.

Dùng thử bàn chải điện Xiaomi và Oral B: Loại hơn trăm, loại gần triệu thì khác nhau những gì?

Tin Nhà Đất

https://underworld24h.blogspot.com/search/label/Dat?max-results=5