Saturday, February 15, 2020

"Cáo cụ" Tim Cook: Không phá giá như Xiaomi hay Vsmart, mà xâm chiếm dần dần vào thị phần Android

"Cáo cụ" Tim Cook: Không phá giá như Xiaomi hay Vsmart, mà xâm chiếm dần dần vào thị phần Android

Giảm giá là chiêu bài quen thuộc, nhưng giảm giá như thế nào cho "đúng"? Hãy hỏi Tim Cook.


13 năm sau khi Steve Jobs khởi đầu cuộc cách mạng modern smartphone, iPhone giá rẻ vẫn là nỗi thèm muốn của nhiều người. Ngay cả khi Android giá rẻ tràn ngập thị trường, số lượng người tìm mua iPhone đời cũ vẫn đủ nhiều để iPhone 8 hay iPhone XR lọt top bán chạy nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhiều người dùng còn chấp nhận rủi ro mua iPhone lock để rẻ được vài triệu đồng.  
Bởi thế, chúng ta có thể gần như chắc chắn rằng, nếu iPhone được giảm giá mạnh, Apple sẽ chiếm thị phần cao hơn rất nhiều so với hiện nay. Nếu iPhone giá cao còn có thể lọt top (hay đứng đầu) các bảng xếp hạng bán chạy trong khi Android cao cấp hoàn toàn vắng bóng, chẳng có lý do gì không tin iPhone giá thấp sẽ "làm gỏi" Android giá mềm.
Nhưng Apple giờ là công ty được lãnh đạo bởi con cáo già cao tay nhất làng công nghệ. Apple sẽ không bao giờ phá giá theo kiểu Xiaomi (hay Vsmart). Tháng 9/2019, iPhone 11 ra mắt với mức giá 700 USD, giảm 50 USD so với giá khởi điểm của iPhone XR khi vén màn vào năm 2018. Cùng lúc, chiếc XR cũ kỹ cũng không bị khai tử như 2 người anh em XS và XS Max mà được giảm giá chỉ còn 600 USD. Sau gần 3 năm, đến tận cuối 2019 Apple mới có iPhone khung giá 600 USD.


Trong quý 3, dù mới chỉ có tuổi đời không đầy 1 tuần nhưng iPhone 11 vẫn lọt top 10 bán chạy nhất thế giới. Vị trí số 1 nằm vững trong tay iPhone XR. Đến quý 4, iPhone 11 vượt mặt đàn em. Theo nhiều nguồn phân tích thị trường, Apple có thể là thương hiệu smartphone số 1 thế giới trong quý cuối năm, vượt mặt đối thủ Samsung (do cả Apple và Samsung đều không công bố số liệu chính thống, vẫn có nhà phân tích cho rằng Samsung vượt Apple với khoảng cách không đáng kể).
Bất kể số liệu về doanh số có chính xác hay không, Apple đã đè bẹp tất cả các đối thủ cạnh tranh khác trên khía cạnh quan trọng nhất: lượng tiền thu về. Doanh thu iPhone trong quý 4/2019 đạt 56 tỷ USD, cao hơn tổng doanh thu tất cả các mảng kinh doanh của Samsung – vốn bao gồm cả các mảng bán dẫn, tấm, cảm biến hay TV thuộc top đầu thế giới bên cạnh smartphone. Con số này cũng gần tương đương với tổng doanh thu của Huawei trong cả nửa đầu năm 2019 và gấp gần 4 lần doanh thu smartphone của Xiaomi trong cả năm 2018. Khi doanh thu dịch vụ và phụ kiện vẫn đang phát triển đều đặn, cơn sốt mới của iPhone đã giúp cho Apple đạt doanh thu lên tới 91 tỷ USD trong quý tài chính cuối cùng của năm.

Thực tế, chính Apple cũng có phần bất ngờ về thành công của iPhone 11: vào quý 3, hãng này dự đoán doanh thu cả công ty trong quý 4 sẽ chỉ đạt 85 – 89 tỷ USD. Con số 91 tỷ USD đạt được cũng đã giúp Apple cán đổ một cột mốc quan trọng: thu về hơn 1 tỷ USD mỗi ngày. Tất cả các ông lớn khác trong làng công nghệ như Microsoft, Google hay Huawei và Samsung đều chưa từng chạm tay đến cột mốc này.
Nếu giảm giá khởi điểm chỉ 50 USD đã đủ giúp cho Apple vươn lên vị trí số 1 thế giới, điều gì sẽ xảy ra nếu như iPhone mới đối đầu trực tiếp với smartphone Samsung hay Xiaomi ở các mức giá vốn là "sân nhà" của các hãng này như 300 hay 400 USD? Chắc chắn, doanh số iPhone sẽ còn bùng nổ hơn nữa.
Nhưng một lần nữa, Tim Cook là một con cáo già, mà cáo già thì sẽ không bao giờ làm những điều mà kẻ khác cho là hiển nhiên. Chỉ cần giảm giá vỏn vẹn 50 USD, Apple đã vươn lên đứng đầu thế giới và cùng lúc thu về tới 20 tỷ USD lợi nhuận trong quý vừa rồi – giảm giá hơn nữa sẽ làm suy giảm tỷ suất lợi nhuận "trong mơ" của Táo. Quan trọng hơn, giảm giá sốc cũng có nghĩa rằng hình ảnh "premium" của Apple sẽ bị mai một, iPhone sẽ mất dần sức hút riêng trước các đối thủ Android. Khi ngay cả một hãng phá giá cấu hình như Xiaomi cũng đã hơn 1 lần suy giảm doanh số trầm trọng, một kẻ khôn ngoan như Tim Cook sẽ không giảm giá cho đến khi bắt buộc phải làm vậy.

Đáng sợ hơn, Tim Cook còn hai con bài mà không hãng Android nào có thể đấu lại: dịch vụ và phụ kiện. Trong quý 4, dịch vụ là mảng kinh doanh có doanh thu cao thứ 2 của Apple chỉ thua kém duy nhất iPhone trong khi mảng phụ kiện có doanh thu vượt mặt cả Mac lẫn iPad. Tính tổng cộng, doanh thu hai mảng này lên tới hơn 20 tỷ USD, vẫn cao hơn doanh thu smartphone của Xiaomi trong cả năm. Hiển nhiên, dù đều có bán phụ kiện hay dịch vụ riêng (đặc biệt là qua các bản ROM Trung Quốc), các hãng Android khác không thể cạnh tranh nổi với Apple. Xét cho cùng, người mua iPhone vẫn có tài chính dư dả hơn người mua smartphone Android.
Điều này có nghĩa rằng, nếu gộp chung các dịch vụ và phụ kiện vào cùng một hệ sinh thái với iPhone, Apple có đủ tiềm lực để giáng cho smartphone Android đòn đau hơn nữa. Tim Cook có thể tiếp tục giảm giá sâu hơn cho iPhone và bù đắp doanh thu/lợi nhuận bằng Apple Music, AirPods, Apple Watch, Apple TV+ v...v...

Một kịch bản như vậy có thể khiến các đối thủ Android phải hoảng sợ. Những chiếc iPad giá 300 USD ra mắt gần đây là minh chứng cho thấy Cook sẽ không ngại sử dụng chiêu bài giá khi cần. Câu hỏi duy nhất còn lại là, khi nào thì Tim Cook sẽ dùng chiêu bài này với iPhone?

Có lẽ là chưa phải năm nay. Những chiếc smartphone mác Táo vẫn là ông vua không ngai của phân khúc cao cấp, và vị CEO cáo già của nhà Táo sẽ tận dụng vị thế ấy để thực thi chiến lược khôn ngoan của mình: giảm giá từ từ để chiếm dần thị phần từ Android, cùng lúc giữ vững cho doanh thu và lợi nhuận cao ngất ngưởng bằng định vị cao cấp và một hệ sinh thái hùng mạnh!

Với 1,7 triệu USD, bạn sẽ có thể sở hữu được tên miền nguy hiểm nhất thế giới ở thời điểm hiện tại

Friday, February 14, 2020

Với 1,7 triệu USD, bạn sẽ có thể sở hữu được tên miền nguy hiểm nhất thế giới ở thời điểm hiện tại

Với 1,7 triệu USD, bạn sẽ có thể sở hữu được tên miền nguy hiểm nhất thế giới ở thời điểm hiện tại

Tên miền này không chứa bất kỳ nội dung cấm nào, nhưng nó có khả năng giúp bạn truy cập vào dữ liệu của rất nhiều công ty và tập đoàn trên thế giới.

Khi nhắc đến những tên miền "nguy hiểm" trên mạng Internet, có lẽ sẽ có rất nhiều người nghĩ đến những trang darkweb - nơi chứa đầy những nội dung cấm cũng như những nội dung nhạy cảm. Tuy nhiên, trên thực tế, còn có một tên miền khác cũng hết sức nguy hiểm, bất chấp việc đó chỉ là một tên miền trống. Tên miền đó là "corp.com", hiện đang được rao bán với giá 1,7 triệu USD.
Tên miền này nằm trong số rất nhiều tên miền được doanh nhân Mike O'Connor mua vào khoảng hơn 20 năm trước - thời điểm mà ông mua hàng loạt các tên miền như bar.com, pub.com, hay place.com. Những tên miền này cũng dần trở nên "được giá" theo thời gian, và cũng dần được O'Connor bán đi hết, trừ "corp.com".

Theo như trang blog chuyên về an ninh mạng "Krebs On Security", không phải tự nhiên mà corp.com lại là một trong những tên miền nguy hiểm nhất trên thế giới. Sự nguy hiểm của tên miền này nằm chính ở cái tên của nó, khi mang tới tiềm năng cho chủ tên miền thu thập được rất nhiều thông tin nhạy cảm của các doanh nghiệp trên thế giới - trong số đó có cả địa chỉ email, mật khẩu tài khoản cán bộ, v...v...
Nguyên nhân dẫn đến điều này nằm ở chính cách mà các mạng nội bộ của nhiều doanh nghiệp vận hành. Giải thích một cách đơn giản, khi nhiều chiếc máy tính sử dụng hệ điều hành Windows kết nối với nhau thông qua mạng nội bộ trong doanh nghiệp, chúng có thể nhận ra nhau thông qua giao thức "Active Directory" của Windows. Trong những phiên bản đầu tiên hỗ trợ giao thức này, đường dẫn mặc định còn được gọi là "corp".

"Nguyên nhân mà tên miền corp.com trở nên nguy hiểm được gọi là 'xung đột tên miền', khi mà những tên miền được sử dụng trong mạng nội bộ lại trùng tên với một tên miền có thể truy cập được trên mạng Internet."
Và đương nhiên, rất nhiều công ty trên thế giới không hề thực hiện bất cứ chỉnh sửa nào mà sử dụng cài đặt mặc định cho mạng nội bộ của mình. Điều này dẫn đến tình trạng nhân viên của họ, khi thực hiện truy cập vào các trang nội bộ của công ty, máy tính của họ đồng thời cũng sẽ lấy dữ liệu từ trang "corp.com" trên mạng internet, dẫn đến chủ tên miền này hoàn toàn có thể can thiệp vào những kết nối ấy để lấy đi các thông tin nhạy cảm trong máy tính.
Chính bởi vậy, O'Connor hy vọng rằng Microsoft sẽ đứng ra mua lấy tên miền này, vì nạn nhân chịu thiệt hại lớn nhất nếu như tên miền "corp.com" rơi vào tay kẻ xấu sẽ là những người dùng Windows.

Ảnh thực tế Xiaomi Mi 10 Pro: Phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của Mi Note 10 Pro

Hóa ra, củ sạc mà chúng ta dùng hàng ngày còn mạnh hơn cả máy tính dẫn đường cho tàu Apollo 11

Hóa ra, củ sạc mà chúng ta dùng hàng ngày còn mạnh hơn cả máy tính dẫn đường cho tàu Apollo 11

Tính ra, 4 củ sạc của Anker về mặt lý thuyết hoàn toàn có thể giúp các phi hành gia bay lên mặt trăng và trở về Trái đất.


Nếu so sánh về sức mạnh xử lý tính toán, có lẽ chiếc máy tính dẫn đường cho tàu Apollo 11 từ hơn 50 năm trước thậm chí còn chẳng bằng một góc những chiếc máy tính mà chúng ta vẫn dùng hàng ngày. Đây là một sự thật vô cùng hiển nhiên mà có lẽ ai cũng biết. Thế nhưng, điều mà có lẽ các bạn sẽ không ngờ tới, đó là chiếc máy tính dẫn đường đó so ra còn yếu hơn cả những củ sạc mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày.


Cụ thể, nhà phát triển phần mềm Forrest Heller tại Apple đã quy ra số sức mạnh xử lý của chiếc máy tính dẫn đường cho tàu Apollo 11 (AGC), và so sánh chúng với củ sạc 18W của Google cho chiếc điện thoại Pixel, củ sạc SuperCharge 40W của Huawei, cũng như củ sạc Anker PowerPort Atom PD 2.
Trước tiên, hãy nói về chiếc máy tính AGC nay đã hơn 50 năm tuổi. Những chiếc siêu máy tính thời bấy giờ thường to bằng cả căn phòng, thế nên không phù hợp chút nào để mang lên trên tàu vũ trụ. Vậy nên, chiếc máy tính dẫn đường cho tàu Apollo 11 được NASA thiết kế riêng với kích thước chỉ khoảng hơn 1m, sở hữu khoảng 5600 cổng điện tử với khả năng thực hiện 40000 phép toán đơn giản mỗi giây. Nếu quy đổi ra con số hiện đại, sức mạnh xử lý của chiếc máy tính AGC rơi vào khoảng 1,024 MHz.

Trong khi đó, củ sạc Anker PowerPort Atom PD 2 sở hữu bộ vi xử lý Cypress CYPD4225 với sức mạnh xử lý là 48 MHz và bộ nhớ Ram nhiều gấp đôi máy tính AGC. Mặc dù sẽ rất khó khăn để chạy các phần mềm điều khiển của tàu Apollo 11 trên củ sạc này, nhưng theo lời Heller, việc tùy chỉnh để dùng 4 củ sạc Anker thay thế máy tính AGC là điều hoàn toàn khả thi.


Nói vậy thôi, chứ những củ sạc mà chúng ta đang dùng hàng ngày sẽ không thể thay thế máy tính dẫn đường trên tàu vũ trụ được đâu, bởi lẽ yêu cầu cho máy tính dẫn đường trên tàu vũ trụ không chỉ có mỗi sức mạnh xử lý. Việc bay ra ngoài vũ trụ với tốc độ cao và áp suất lớn, cũng như phải đối mặt với bức xạ từ ngoài vũ trụ có thể khiến những củ sạc của chúng ta "đi đời" ngay khi vượt ra khỏi bầu khí quyển.
Ảnh thực tế Xiaomi Mi 10 Pro: Phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của Mi Note 10 Pro

Ảnh thực tế Xiaomi Mi 10 Pro: Phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của Mi Note 10 Pro

Xiaomi Mi 10 Pro được cho là phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của Mi Note 10 Pro về cả yếu tố hiệu năng lẫn camera.


Tại sự kiện ra mắt online tổ chức vào chiều ngày hôm nay (13/2), Xiaomi đã chính thức cho ra mắt bộ đôi flagship cao cấp nhất dòng Mi là Mi 10 và Mi 10 Pro. Cả 2 đều mang trong mình sức mạnh tới từ con chip Snapdragon 865, cũng như được trang bị cụm 4 camera chính chất lượng, được DxOMark đánh giá là tốt nhất trên thế giới smartphone hiện tại với điểm số 124 điểm.
Về thiết kế của bộ đôi Mi 10 và Mi 10 Pro, người dùng có thể thấy rõ sự quen thuộc trong ngôn ngữ thiết kế của máy, khi cả 2 đều mang dáng dấp của "người anh em" Mi Note 10/Pro ra mắt vào cuối năm ngoái. Có thể nói bộ đôi Mi 10 và Mi 10 Pro là một phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của dòng Mi Note 10, cả về hiệu năng phần cứng lẫn camera.
Đây là vỏ hộp của Mi 10 Pro

Mặt lưng của Mi 10 Pro có thiết kế cụm camera khá giống Mi Note 10 Pro

Mặt lưng này được hoàn thiện từ chất liệu kính, cụm camera được đặt dọc ở phía trên góc trái, phía dưới là logo Mi quen thuộc cùng biểu tượng 5G, cho biết máy sẽ hỗ trợ mạng 5G (cả độc lập và không độc lập)

Mặt trước của Mi 10 Pro là một màn hình Super AMOLED kích thước 6.67 inch, sử dụng kiểu thiết kế "đục lỗ" với camera selfie 20MP ở góc trái bên trên. Màn hình này cũng hỗ trợ tần số quét 90Hz

Hai cạnh màn hình của máy được làm cong tràn ra hai bên, viền trên dày hơn một chút

Viền dưới của máy cũng được làm dày hơn, đây là đặc điểm chung của smartphone Android hiện nay

Cạnh dưới của máy là nơi đặt dải loa, mic thoại, cổng sạc USB-C và khay cắm sim

Cạnh trên là dải loa thứ 2, "mắt thần" hồng ngoại và mic thu âm thứ 2

Xiaomi Mi 10 Pro đi kèm với cục sạc nhanh công suất lên tới 65W...

Mặc dù máy chỉ hỗ trợ tối đa 50W đối với sạc có dây, 30W đối với sạc không dây và 10W đối với sạc ngược không dây

Xiaomi Mi 10 Pro sẽ được bán ra với mức giá khởi điểm từ 16.6 triệu đồng, lên kệ ngày 14/2

Cấu hình chi tiết Xiaomi Mi 10 Pro:
- Màn hình 6.67 inch, Super AMOLED, 90Hz
- CPU: Snapdragon 865
- RAM: 8/12GB
- ROM: 256/512GB
- Camera: 108MP + 20MP + 12MP + 8MP
- Pin: 4500mAh, sạc nhanh 50W (có dây), 30W (không dây), 10W (sạc ngược)

Thursday, February 13, 2020

"Tra tấn" Moto RAZR 2019: Smartphone màn hình gập siêu mỏng manh

"Tra tấn" Moto RAZR 2019: Smartphone màn hình gập siêu mỏng manh

Giống như các mẫu smartphone màn hình gập khác, Moto RAZR 2019 cũng chịu chung số phận "mỏng manh" dưới bài kiểm tra của JerryRigEverything.


Chỉ vài ngày sau khi chiếc Moto RAZR 2019 chính thức được bán ra, JerryRigEverthing, kênh YouTube công nghệ chuyên đập phá và mổ xẻ smartphone đã có màn thử nghiệm độ bền chiếc Moto RAZR để xem liệu là phiên bản smartphone màn hình gập "sinh sau đẻ muộn", Moto RAZR 2019 có bền hơn khi cùng sử dụng màn hình nhựa OLED linh hoạt?


Do sử dụng kiểu thiết kế gập khác biệt với bản lề ngang và màn hình gập theo chiều dọc, tổng thể chiếc RAZR 2019 trông sẽ giống với một chiếc điện thoại hơn là một chiếc máy tính bảng như Galaxy Fold. Ở chế độ mở hoàn toàn, RAZR 2019 có kích cỡ gần tương đương với chiếc Galaxy Note10+.
RAZR 2019 (trái) và Galay Note10+ (phải)

Đầu tiên là về bài thử nghiệm độ bền màn hình, như chúng ta đã biết thì RAZR 2019 được trang bị 2 màn hình, bao gồm một màn hình nhựa dẻo linh hoạt ở mặt trước và một màn hình phụ nhỏ để theo dõi thông báo ở mặt sau.

Thử nghiệm với 8 mức độ vật cứng khác nhau trên màn hình chính của RAZR 2019


Do là nhựa dẻo linh hoạt, màn hình gập của RAZR 2019 dễ dàng bị xước đối với các vật cứng ở mức 2 và 3 trở đi

Thậm chí người dùng có thể dễ dàng để lại vết hằn dấu vân tay bằng cách cào nhẹ vào màn hình

Thậm chí người dùng có thể dễ dàng để lại vết hằn dấu vân tay bằng cách cào nhẹ vào màn hình

Do đó nó bị xước đối với các vật có độ cứng từ mức 6

Theo JerryRigEverything, Motorola cho biết Moto RAZR 2019 không có khe hở màn hình khi gập đôi lại, nhưng với chiếc RAZR của JerryRigEverything, anh vẫn có thể nhìn thấy một khe hở nhỏ nằm giữa 2 nửa màn hình, điều này vô tình có thể dẫn tới việc bụi bẩn lọt vào trong dễ dàng và gây hỏng hóc theo thời gian. Thậm chí ở nơi đặt bản lề, màn hình của máy còn hở ra một khoảng lớn nhìn khá rõ.

Khi gập đôi Moto RAZR 2019, chúng ta vẫn thấy một khe hở nhỏ

Khe hở lớn giữa màn hình và bản lề

JerryRigEverything thử nghiệm khả năng lọt bụi bẩn của chiếc RAZR 2019 bằng cách thả vào một nắm cát, sau đó phủi sạch bụi bẩn. Đáng tiếc là với các khe hở lớn như trên, cát bụi đã lọt được vào trong bên trong nơi đặt bản lề, khiến cho một phần màn hình bị biến dạng, cũng như gây ra tiếng động "cót két" khi gập ra vào màn hình.



Chúng ta có thể thấy bụi bẩn đã lọt được vào trong kẽ hở lớn giữa màn hình và bản lề

Bụi bẩn lọt vào kết cấu bên trong gây biến dạng màn hình

Tiếp đến là thử nghiệm hơ nóng màn hình bằng bật lửa. Mặc dù là màn hình nhựa dẻo, tuy nhiên, màn hình này của máy không dễ dàng gặp vấn đề khi hơ lửa trực tiếp. Các điểm ảnh bắt đầu bị biến sắc sau khoảng 25 giây, và nhanh chóng phục hồi sau đó.


Cuối cùng là tới thử nghiệm bẻ cong máy. Đây có lẽ là bài thử nghiệm "hardcore" nhất của JerryRigEverything, đặc biệt là đối với một chiếc smartphone màn hình gập mỏng manh như RAZR 2019. Chỉ với lực tác động nhẹ của 2 bàn tay, JerryRigEverything có thể dễ dàng bẻ cong chiếc RAZR, khiến màn hình của máy bắt đầu xuất hiện loạt điểm pixel chết. Bẻ thêm nhiều lần nữa, thậm chí cả tấm nền màn hình của máy đã bị bong ra.

Bẻ lần đầu, màn hình máy xuất hiện 2 hàng pixel chết song song ở ngay chính giữa

Tiếp tục bẻ lần 2, thêm nhiều hàng pixel chết xuất hiện, tuy nhiên màn hình vẫn cảm ứng được

Bẻ cong lần 3, cả màn hình đã "tuột" ra khỏi khung máy

Chạm nhẹ vào phần đáy màn hình là đủ để khiến nó trở nên hỏng nặng hơn

Ở chính giữa nơi đặt bản lề là phần nếp nhăn bong bóng "siêu to khổng lồ"

Gập máy lại vào trong ở trạng thái này và màn hình của máy đã "chết" hẳn
Xuất hiện hệ điều hành "Windows 12 Lite" với tốc độ nhanh gấp 3 lần Windows 10 hiện tại

Xuất hiện hệ điều hành "Windows 12 Lite" với tốc độ nhanh gấp 3 lần Windows 10 hiện tại

Bạn có dám dũng cảm thử một lần?


Windows 10 từ lâu đã nổi tiếng với những bản cập nhật đầy lỗi, và nếu bạn đã quá chán ngán, thì một hệ điều hành mang tên "Windows 12 Lite" mới được phát hiện gần đây hứa hẹn sẽ khắc phục toàn bộ những vấn đề đó.
Nói cho rõ thì đây không phải là một bản Windows "chính chủ" từ Microsoft. Trên thực tế, nó là một phiên bản được chỉnh sửa của distro Linux Lite 4.8 LTS, với giao diện trông giống Windows 10, từ hình nền mặc định cho đến bộ icon ứng dụng.
Windows 12 Lite được tìm thấy bởi một người dùng Reddit khi đang lượn lờ tại một cửa hàng máy tính gần nhà; và theo "tài liệu" đi kèm với hệ điều hành này (một tờ giấy A4 được trình bày khá thô sơ) thì Windows 12 Lite có ưu điểm là "không nâng cấp khi bạn muốn làm việc, không có những bản nâng cấp lỗi khiến bạn không thể nâng cấp được" - rõ ràng đang nói kháy Windows 10 đây mà!
Ngoài ra, tài liệu còn khẳng định chắc cú rằng sẽ "không có virus hay ransomware (phần mềm đòi tiền chuộc)" bởi "Windows 12 miễn nhiễm khỏi những thứ vớ vẩn đó".

Nó còn nói rằng Windows 12 Lite "nhanh hơn gấp 3 lần so với Windows 10" và "khởi động chỉ trong khoảng 15 giây".


Bên cạnh tài liệu đi kèm có chất lượng in ấn khá tệ, hệ điều hành này còn có một website trông chán không kém, nhưng ít ra nó cũng thành thật tiết lộ rằng đây chỉ là distro Linux Lite 4.8 LTS được tinh chỉnh cho giống Windows 10.
Một điều kỳ quặc là DVD "Windows 12 Lite" nói trên được bán với giá khoảng 20 USD - dù rằng đó là mức giá rẻ hơn nhiều so với bản quyền Windows 10, nhưng một lời khuyên là bạn đừng bao giờ nên bỏ tiền cho những phần mềm ngẫu nhiên chẳng rõ nguồn gốc như thế này, chưa kể việc trả tiền để sử dụng những distro Linux miễn phí như Linux Lite là điều hoàn toàn điên rồ.
Linux có phải là lựa chọn tốt?
Dù Windows 12 Lite chắc chắn không thay thế được Windows 10, nó đã làm nổ ra những tranh luận về khả năng Linux có thể là một lựa chọn tốt cho những người đã quá chán nản với việc Microsoft liên tục mắc lỗi với Windows 10.
Hiện có khá nhiều distro Linux nhẹ nhàng, có tốc độ nhanh hơn nhiều so với Windows 10 - đặc biệt là trên các phần cứng đã cũ, và bởi vì lượng người dùng Linux ít hơn hẳn so với Windows, lượng virus và malware hiển nhiên cũng không nhiều.
Và, như Windows 12 Lite đã thể hiện, bạn có thể tinh chỉnh Linux để có giao diện và phương thức hoạt động gần như giống hệt Windows!

Tin Nhà Đất

https://underworld24h.blogspot.com/search/label/Dat?max-results=5