Monday, February 17, 2020

Dừng thí điểm xe công nghệ, Grab sẽ hoạt động ra sao tại Việt Nam?

Dừng thí điểm xe công nghệ, Grab sẽ hoạt động ra sao tại Việt Nam?

Từ 1/4, Bộ GTVT sẽ dừng hoạt động thí điểm xe công nghệ, nhiều người lo lắng cho số phận của các hãng gọi xe công nghệ như Grab, FastGo,... Tuy nhiên các hãng như Grab đã có chuẩn bị từ trước.


Bộ GTVT vừa có quyết định dừng kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT).
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố triển khai thí điểm (bao gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa) hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phương tiện kinh doanh vận tải đang tham gia Kế hoạch thí điểm trên địa bàn địa phương dừng hoạt động thí điểm kể từ ngày 1/4/2020.
Sau thông tin này, nhiều người lo lắng cho số phận của các hãng xe công nghệ như Grab đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy vậy, việc dừng thí điểm hoạt động xe taxi công nghệ của Bộ GTVT chỉ nhằm triển khai mới các quy định tại Nghị định 10/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Trên thực tế, GrabCar đang hoạt động tại Việt Nam dưới dạng xe ôtô chở khách dưới 9 chỗ ngồi sử dụng hợp đồng điện tử không theo tuyến cố định.
Theo đó, xe hợp đồng dạng này phải được dán 3 tem: phù hiệu xe hợp đồng (thường gắn ở kính trước xe), logo hợp tác xã (gắn ở cửa xe), tem GrabCar (dán ở kính lái bên trong xe). Các xe GrabCar hiện tại hoạt động hợp pháp phải có 3 tem này.
Một xe GrabCar gắn phù hiệu Xe hợp đồng và tem GrabCar ở kính xe. 

Theo Nghị định 10, trường hợp xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng trước ngày 1/4/2020 nếu tiếp tục kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng thì phải thực hiện cấp lại phù hiệu và dán cố định trên xe ô tô, thời gian thực hiện xong trước ngày 1/7/2021 theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 36 Nghị định 10.
Như vậy, hầu hết các xe GrabCar hiện nay nếu có đủ các điều kiện kinh doanh như trên thì vẫn hoạt động bình thường, chỉ phải thực hiện cấp lại phù hiệu xe hợp đồng theo quy định mới, trong khoảng thời gian từ nay đến hết 1/7/2021 - quá đủ thời gian cho các xe GrabCar thực hiện.
Trong các dịch vụ vận chuyển hiện nay của Grab hay một số ứng dụng gọi xe khác, chỉ có vận chuyển bằng xe ô tô chịu các quy định của Nghị định 10. Dịch vụ GrabBike hiện hoạt động theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử do Bộ Công thương quản lý, không chịu ảnh hưởng bởi nghị định mới của Bộ GTVT.
Phong trào Trái Đất phẳng lan ra với tốc độ thực sự đáng sợ, nhưng liệu nó có hại không?

Phong trào Trái Đất phẳng lan ra với tốc độ thực sự đáng sợ, nhưng liệu nó có hại không?

Đã xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng cho thấy ảnh hưởng xấu của phong trào này. Thế nhưng đại đa số chúng ta vẫn coi đây là trò đùa.


Tôi không muốn tin rằng Trái Đất này phẳng”, David Weiss nói bằng một giọng hơi méo, anh bày tỏ quan điểm bán tín bán nghi về một sự thật đã được công nhận cả trăm năm nay. “Liệu bạn có muốn rằng một ngày mình chợt bừng tỉnh, và biết rằng ai cũng nghĩ mình là thằng ngốc không?
Miệng nói thế, nhưng anh Weiss tin Trái Đất này phẳng thật. Bốn năm trước, khi anh không thể tận mắt thấy được đường cong của Đất Mẹ, anh đặt niềm tin tuyệt đối vào việc hành tinh ta đang sống dẹt như cái đĩa, nằm cố định trong không gian. “Sự thật” đó khiến anh liên tục hoài nghi thực tại.
Tôi hoảng loạn thực sự luôn. Như kiểu đang đứng yên lành mà bị gạt giò vậy,” anh Weiss nói với kênh CNN trong một bài phỏng vấn qua điện thoại.

Mang trong mình suy nghĩ khác, anh Weiss gặp vấn đề trong việc giao du với những người sống quanh mình,  anh cảm thấy “đen đủi” khi vẫn còn những người bạn không cùng quan điểm với mình. “Tôi chẳng thấy có vấn đề gì với bất kỳ ai nghĩ rằng chúng ta đang sống trên một quả bóng. Lựa chọn của họ mà,” anh nói. “Chẳng qua đó là điều tôi không tiếp thu được.
Mang trong mình suy nghĩ khác, hiển nhiên Weiss sẽ tìm tới những người chung chí hướng: anh tìm tới những cộng đồng cùng quan niệm Trái Đất phẳng.

Giữa tháng Mười một vừa rồi, anh Weiss tới dự Hội nghị Quốc tế về Trái Đất Phẳng được tổ chức thường niên, đến hôm nay đã là lần thứ ba, diễn ra tại khách sạn Embassy Suites tại Dallas, Texas. Bên đứng ra tổ chức sự kiện nói với CNN rằng phải ít nhất 600 người tới tới tham gia. Trước lần này, sự kiện đã diễn ra tại Raleigh và Denver; xa hơn, Brazil, Anh và Ý, cũng đã từng tổ chức sự kiện Trái Đất phẳng của riêng họ.
Hội nghị cũng chẳng khác nhiều những thứ bạn thường thấy, chỉ có cái thông điệp đứng đằng sau khiến chúng ta khó ở thôi. Trên bục cao, người phát biểu dõng dạc nói những câu từ đã được luyện tập nhuần nhuyễn, những bài thuyết trình như “Không gian là Giả” hay “Thử nghiệm Mặt Trăng: Cùng nhìn vào Lời nói dối hình cầu” có vẻ rất được lòng người nghe.

Cuối buổi đàm đạo, người ta trao giải cho những video có chủ đề Trái Đất phẳng hay nhất. Những người đắm đuối chạy theo niềm tin Trái Đất phẳng hứng khởi vô cùng khi được gặp những cá nhân có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng này.
Chúng tôi vẫn liên lạc trực tuyến đấy, nhưng sự kiện này cho phép chúng tôi gặp mặt bắt tay, ôm nhau thắm thiết,” anh Weiss nói. “Chúng tôi có thể cộng tác với nhau, kiếm tìm bạn mới. Bởi bạn đoán xem, bạn cũ của chúng tôi … chúng tôi mất nhiều bạn lắm.
Vài trăm người mừng mừng tủi tủi gặp được người chia sẻ niềm tin với mình (dù sai trái) ở Dallas chỉ là một phần nhỏ thôi. Trên Trái Đất tròn trịa này, số người tin rằng Trái Đất phẳng không hề nhỏ: họ vẫn ngày ngày từ chối tin vào khoa học, và lan truyền thông điệp Trái Đất phẳng, hòng lôi kéo thêm nhiều người cùng gia nhập đại gia đình của mình.
Chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra chính xác có bao nhiêu người đã “sa ngã”, nhưng những người như anh Weiss hay bất cứ ai cùng quan điểm với anh lúc nào cũng sẵn sàng khẳng định có hàng triệu người như họ: nhiều trong số đó là ngôi sao lớn, là những phi công hàng không thương mại. Ở trên môi trường mạng, những cộng đồng Trái Đất phẳng còn hoạt động mạnh hơn nhiều: những tập hợp gồm hàng trăm hàng người, bu lấy những video YouTube có khả năng vươn tới hàng triệu người khác nữa.
Theo khảo sát của YouGov thực hiện trên hơn 8.000 người Mỹ trưởng thành, thì cứ 6 người sẽ xuất hiện một cá nhân không hoàn toàn tin rằng Trái Đất có hình cầu. Tại Brazil, Viện Datafolha mới thực hiện khảo sát và cho ra kết quả đáng ngại: trên tổng số 2.000 người được hỏi, họ thấy rằng có thể tới 7% dân số Brazil tin rằng Trái Đất phẳng.
Cộng đồng tưởng như yếu ớt này được hậu thuẫn bởi một loạt ngôi sao, những sự kiện liên quan, đồ lưu niệm về Trái Đất phẳng và đáng lo hơn nữa, là một loạt giả thuyết ngụy khoa học được dùng để thuyết phục thêm nhiều người khác. Theo người tổ chức sự kiện, mỗi năm lại thêm nhiều sự kiện liên quan tới Trái Đất phẳng nữa xuất hiện.
Tôi chưa thấy thứ gì phát triển nhanh mức này,” Robbie Davison, người thành lập trung tập hội nghị Dallas cho hay. “Tôi dám nói rằng trong vòng 10 năm nữa, số lượng sẽ khiến bạn choáng ngợp cho coi … năm sau, sẽ xuất hiện sự kiện như thế này ở tất cả thành phố lớn trên thế giới.
Các chuyên gia đã bắt đầu lo lắng, rằng liệu phong trào này có thực sự vô hại, hay sức ảnh hưởng của nó đang sắp sửa chém một cú chí mạng vào nhận thức của nhân loại.

Lần đầu tiên Robbie Davidson biết tới sự tồn tại của cộng đồng Trái Đất phẳng, Davidson chỉ biết cười và nói rằng: “Họ ắt phải là nhóm người thiếu hiểu biết nhất rồi. Ai có đầu óc bình thường mà lại tin tưởng vào thứ ngốc nghếch như vậy chứ?
Vài năm sau, Davidson tự tay tổ chức sự kiện cho một hội nghị Trái Đất phẳng quốc tế. Và cũng giống đa số những người CNN gặp tại sự kiện quốc tế này, Davidson bị thuyết phục rằng Trái Đất phẳng khi không tự chứng minh được Trái Đất có hình cầu.
Khi không thể dùng khoa học để chứng minh Trái Đất phẳng hay cầu, Davidson đưa lời giải thích như sau: “Hãy cứ thử giả định [nhân loại] có kẻ địch, đó chính là quỷ dữ, là quỷ Satan. Công việc của hắn sẽ là thuyết phục thế giới rằng Chúa không tồn tại. Và hắn đã làm rất tốt việc thuyết phục người ta rằng chúng ta chỉ là một điểm ngẫu nhiên trong Vũ trụ vô tận.
Khi không thể dùng khoa học sẵn có để chứng minh cái hiển nhiên, Davidson quay về lối đi tăm tối mà nhân loại vẫn dùng nhiều năm nay: giải thích mọi thứ quá tầm hiểu biết bằng sự tồn tại của một thế lực nào đó cao hơn.

Trong thực tại mà Davidson tin tưởng, thì Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng dường như nằm trong một lồng kính khép kín được kiểm soát chặt chẽ. Dựa vào logic này, họ dễ dàng từ chối tin vào sự thật: ví dụ như ảnh chụp Trái Đất từ quỹ đạo chỉ là sản phẩm của photoshop, hay rằng “nếu đặt một camera trên Mặt Trăng quay lại Trái Đất 24/7”, mọi thứ sẽ “sáng tỏ”.
Chẳng mấy khó khăn, Davidson tìm được cả một cộng đồng chia sẻ đức tin với mình. “Tôi nghĩ rằng nếu thực hiện một buổi hội nghị, đây sẽ là bước tiến mới để phương tiện truyền thông, hay thậm chí cả thế giới sẽ nhìn vào và rằng, ‘rõ ràng đang có sự kiện gì đó xảy ra, đây không phải là một trào lưu mạng hay một nhúm người khùng tồn tại trên Internet, giờ chúng tôi đã tổ chức gặp mặt trong một tòa nhà có thật.’”

- Đầu tiên, và quan trọng nhất: “chúng tôi không tin rằng mình đang nằm trên một cái đĩa bay trong không gian.” Cộng đồng Trái Đất phẳng không tin vào không gian, họ cho rằng Trái Đất nằm cố định một chỗ và việc hạ cánh lên Mặt Trăng là giả. Những ánh mắt dò xét hướng về phía lực hấp dẫn - nhưng Davidson nhấn mạnh, rằng chưa ai tận mắt nhìn thấy lực hấp dẫn cả nên khái niệm này vô nghĩa.
- Thứ hai, sẽ chẳng ai ngã ra khỏi Đĩa Đất đâu. Lý do: đa số họ tin rằng hành tinh của chúng ta là một cái đĩa, với Bắc Cực là bức tường băng bao quanh rìa.
- Thứ ba, những người tin Trái Đất phẳng hiện đại không có nhiều điểm chung với Hội Trái Đất Phẳng - Flat Earth Society, một nhóm người đã tồn tại hàng chục năm và có đâu đó khoảng 200.000 like trên Facebook. Điểm chung lớn nhất của họ có lẽ là niêm tin vào sự tồn tại của cái Đĩa Đất.

Một vài người tại hội nghị Trái Đất phẳng quốc tế cho rằng Hội kia là tổ chức do chính phủ hậu thuẫn, với mục đích bơm tin giả khiến khẳng định “Trái Đất phẳng” nghe khó tin hơn với những người đang kiếm tìm sự thật. Davidson không ngần ngại gọi giả thuyết những người chung chí hướng nhưng khác hội kia là “nực cười hết sức”.
Hội Trái Đất Phẳng trả lời CNN: “Chúng tôi không phải tổ chức bù nhìn của chính phủ. Chúng tôi là tổ chức bao gồm những thuyết gia Trái Đất phẳng đã tồn tại trước cả khi đại đa số người tới dự hội nghị biết về Trái Đất phẳng.
Chẳng cần phải bàn, chúng tôi không hứng thú gì với việc kết bè phái chống lại nhau, hay việc để cảm xúc chi phối mỗi khi xảy ra bất đồng. Chúng tôi mong Hội nghị Trái Đất Phẳng Quốc tế thành công, và chúng tôi sẽ tiếp tục giữ vững đức tin của mình.
Cộng đồng người tin Trái Đất phẳng cũng không vờ rằng họ hiểu hết những gì mình nói ra. “Người ta không rõ 100% Trái Đất là gì, chúng tôi chỉ đặt câu hỏi với những điều vốn vẫn được học thôi.” Nhiều người trong cộng đồng này cố gắng tự thực hiện thử nghiệm chứng minh Trái Đất phẳng: có ông tự chế tên lửa để lên không nhìn Trái Đất cho rõ, có người thực hiện thử nghiệm rồi thất bại thảm hại - họ lại chứng minh được rằng Trái Đất này có hình cầu thật, có người còn mang ống bọt nước lên máy bay để chứng minh Trái Đất này phẳng - một thử nghiệm vô nghĩa.
Rõ là họ không thể chứng minh sai thành đúng, nhưng dù thất bại, đa số họ đều khẳng định rằng mình làm vậy chỉ do tò mò, bởi lẽ những người mang đầu óc đam mê khoa học sẽ đều tò mò vậy. “Chúng tôi yêu khoa học lắm,” Davidson khăng khăng nói.

Những nhân vật bài khoa học này có xu hướng … bài một lúc nhiều thứ cho tiện. Chẳng khó để tìm ra một người tin Trái Đất phẳng tin rằng vaccine có hại, việc đáp lên Mặt Trăng là giả, v.v… Có vẻ nhận thức “nghi ngờ tất cả” giúp họ trả lời được câu hỏi lớn: rằng ai đang đứng đằng sau, che giấu sự thật về hình dáng Trái Đất? Ai muốn họ tin rằng Trái Đất này là hình cầu, trong khi “rõ ràng nó là cái đĩa”? Họ cho rằng có một thế lực nào đó đứng đằng sau cai quản tất cả.
Một khi họ tin Trái Đất phẳng, mọi thuyết âm mưu khác đều bị gạt xuống thứ hạng thấp hơn,” Mark Sargent, một thành viên tích cực của cộng đồng Trái Đất phẳng, cũng là một trong những người đứng sau bộ phim tài liệu “Đằng sau Đường cong” nói về cộng đồng trên.
Mọi người tham gia đều có khoảng 20 thuyết âm mưu - bạn có thể hỏi từng người họ mà xem, sẽ nhận được những câu trả lời khác nhau. Thế nhưng thuyết âm mưu số một của họ luôn là Trái Đất phẳng,” Sargent nói với CNN.
Thế là họ có chung chí hướng, một niềm tin mãnh liệt vào sự tồn tại của Đĩa Đất. “Hầu hết cơn thịnh nộ của chúng tôi nhắm vào NASA. Họ luôn là cái tên được nhắc tới”, Sargent khẳng định cơ quan Vũ trụ này đứng đằng sau thuyết âm mưu về Trái Đất hình cầu. Càng đọc càng bực mình, thế quái nào mà họ lại tin vào một giả thuyết hoang đường đến vậy?

Theo lời của Daniel Jolly, giảng viên môn tâm lý học thuyết âm mưu tại Đại học Northumbria: “Về cơ bản, con người chỉ cố hiểu hơn về thế giới này thôi. Họ nhận định thế giới theo những thành kiến có sẵn trong đầu.”
Họ có thể tỏ ra không tin tưởng vào những người, những tập hợp người có quyền lực, đơn cử như chính phủ hay NASA, và khi họ tìm những bằng chứng để ủng hộ thành kiến trong đầu mình … thế giới quan của họ sẽ bị bẻ theo lối nghĩ đó. Rất khó để thoát ra được lối mòn suy nghĩ này.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng có một xu hướng xã hội khiến người ta bị thu hút bởi thuyết âm mưu, đó là mong muốn “duy trì quan điểm tích cực về bản thân và về nhóm người bao quanh mình,” đó là nhận định của nhà tâm lý học Karen Douglas tới từ Đại học Kent.
Quả thật, hiếm có cộng đồng nào mạnh mẽ như nhóm người cho rằng Trái Đất là hành tinh phẳng. “Hội nghị này là nơi để những người vốn bị tẩy chay bởi bạn bè, gia đình đồng nghiệp tìm được nơi để nêu ý kiến. Khi họ tới đây, họ cảm thấy như tìm được một chốn an toàn để bộc lộ quan điểm,” Sargent nói.
Nhưng có lẽ, động cơ quan trọng nhất chính là nhu cầu có được khả năng kiểm soát và ít nhiều quyền hành. “Người ta luôn muốn cảm thấy an toàn, được bao bọc khi sống trên thế giới này,” nhà tâm lý học Douglas nói. Hiển nhiên tri thức ban cho ta sức mạnh, cho dù “tri thức” ở đây lệch lạc mới nào.
Khi bạn biết được rằng Trái Đất này phẳng … bạn sẽ cảm thấy tràn trề năng lượng," anh Weiss nói.
Cảm giác đó có thể khiến người tin Trái Đất phẳng cảm thấy thoải mái hơn, theo lời Sargent thì khiến anh “biết điều hướng cuộc sống tốt hơn”.

Có thể coi Sargent là cha đẻ của phong trào Trái Đất phẳng hiện đại. “Nếu bạn hứng thú với giả thuyết Trái Đất phẳng, khả năng cao bạn sẽ đọc những gì tôi viết trước tiên,” anh nói với CNN. Rõ ràng là Sargent không làm một mình: chính YouTube là bước đệm để thông điệp (sai trái) của Sargent bay đi khắp chốn. Anh khẳng định phong trào này không thể tồn tại nếu thiếu YouTube.
Bằng thuật toán hỗ trợ tìm kiếm và gợi ý video liên quan, một khi bị cuốn vào vòng xoáy của Trái Đất phẳng, bạn sẽ liên tục ngồi xem video liên quan. Nhận thấy xu hướng không lành mạnh, YouTube đã bắt đầu vùi những video về thuyết âm mưu dưới cái kho video khổng lồ của mình, bên cạnh đó giảm thiểu việc gợi ý những video liên quan.
Dù biết muộn còn hơn không, nhưng muộn cũng đã để lại hậu quả: tốc độ lây lan của phong trào Trái Đất phẳng lan chóng mặt, kéo theo việc người ta hào hứng tẩy chay những sự thật cơ bản, tẩy chay khoa học - một trong những viên gạch nền móng xây nên nhân loại.

Người ta không tin vào các nhà khoa học, các chuyên gia ngày một nhiều, thậm chí còn đặt dấu hỏi về động cơ của khoa học,”, nhà tâm lý học Douglas nói. “Cần thêm nghiên cứu về hành vi này, và tôi chắc rằng sẽ có lợi ích nhất định của việc tin vào thuyết âm mưu, nhưng những bằng chứng đầu tiên cho thấy hại nhiều hơn lợi.
Chẳng mấy khi tôi nói câu này đâu, nhưng mà đúng … có mặt hại đó,” Sargent thừa nhận, mặt đăm chiêu khi nghĩ tới việc mình đã góp phần khiến phong trào Trái Đất phẳng mạnh mẽ như hiện tại. “Tin vào Trái Đất phẳng cũng có tác dụng phụ … một khi bạn tin vậy, bạn sẽ tự động nhớ lại mọi hoài nghi mình đã từng có.” Dần dần, họ sẽ hoài nghi mọi thứ, đặt câu hỏi “liệu có thể tin bất cứ thứ gì mà phương tiện truyền thông đại chúng nhắc tới?
Khi không phân biệt được rõ thật giả, thế giới quan của một người sẽ đảo lộn. Thậm chí đến mức Davidson quyết tâm tranh luận với những người đứng đầu cộng đồng khoa học, dù rằng luôn bị cười nhạo.
Quyết tâm là tốt, nhưng quyết tâm cho mục đích sai trái thì không. Như ai đó trên mạng đã từng nói: cái gì cộng thiếu hiểu biết thành phá hoại ấy; câu này cũng ở trên mạng Internet, nên tin vào nó hay không phụ thuộc vào cách nhìn của bạn.

Sunday, February 16, 2020

Nếu con người cao 10 mét thì chúng ta có thể "tóm sống" Tyrannosaurus Rex bằng tay không?

Nếu con người cao 10 mét thì chúng ta có thể "tóm sống" Tyrannosaurus Rex bằng tay không?

Nếu một người phát triển kích cỡ khổng lồ, đạt chiều cao khoảng 10 mét thì liệu rằng anh ta có thể "tóm sống" một con Tyrannosaurus Rex bằng tay không?


Đây là một câu hỏi rất thú vị, và câu trả lời trong trường hợp này là hoàn toàn có thể, khi đạt tới thân hình khổng lồ sở hữu chiều cao lên tới 10 mét công với trí tuệ và lòng can đảm thì đối với chúng ta, những con khủng long bạo chúa - Tyrannosaurus Rex thực sự chỉ là một "con gà con" không hơn không kém.



Trên thực tế, nếu chiều cao của một người đạt tới 10 mét, ước tính trọng lượng của họ sẽ tăng lên khoảng 10 tấn, tức là nặng hơn trọng lượng trung bình của một con Tyrannosaurus Rex - khoảng 8 tấn.
Khi ấy con người có một lợi thế vô cùng lớn đó chính là chiều cao. Ưu điểm này cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến chiếm lĩnh vị trí đứng đầu chuỗi thức ăn, thậm chí trong một số hoàn cảnh thì đây được xem là điều kiện tiên quyết. Ví dụ, trong môi trường thiên nhiên hoang dã ngày nay, chúng ta rất hiếm khi thấy sư tử săn hươu cao cổ. Ngay cả khi hươu cao cổ không thể gây hại cho nó, sự khác biệt về chiều cao giữa hai loài này là một rào cản lớn và điều đó khiến cho sư tử gặp rất nhiều khó khắn để có thể săn thành công một con hươu cao cổ trưởng thành.

Khủng long bạo chú trung bình chỉ cao khoảng 4 mét, thấp hơn 6 mét so với con người (trong giả thiết này), và với tỷ lệ chiều cao như vậy, chúng gần như chỉ tương đương với một con chó trước mặt con người. Hơn nữa, với chiều cao như vậy những con Tyrannosaurus Rex sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể tạo ra một vết thương chí mạng bằng cách cắn vào cổ của một người cao 10 mét.
Thêm nữa đặc điểm ngoại hình, chiều cao và trọng lượng của khủng long bạo chúa cũng khiến cho chúng rất khó để có thể nhẩy cao, hãy thử tưởng tượng một con voi đồng cỏ Châu Phi nhẩy cao và rơi xuống mặt đất, ai biết được rằng chúng sẽ bị gãy bao nhiêu chiếc xương và trọng lực sẽ làm cho cơ thể của chúng bị tổn thương đến mức nào, vậy nên Tyrannosaurus Rex có thể nhẩy cao để với tới cổ của một người cao 10 mét gần như là "nhiệm vụ bất khả thi".
Hơn thế nữa, cùng với thực tế con người là loài ăn tạp, không giống như hươu cao cổ chỉ ăn cỏ, chúng ta có sức mạnh và trí thông minh để khiến cho những loài động vật to lớn hơn chúng ta gấp nhiều lần phải khuất phục, bởi vậy sẽ chẳng dại gì mà Tyrannosaurus Rex sẽ coi những người có chiều cao 10 mét là con mồi của mình.

Lực căn của khủng long bạo chúa mạnh gấp mười lần cá sấu châu Mỹ, tạo ra một lực có trọng lượng lên tới 6 tấn, tức bằng trọng lượng của một con voi, điều này thực sự là một cơn ác mộng đối với con mồi của chúng.
Ngoài ra thì hộp sọ của Tyrannosaurus Rex có chiều dài khoảng 1,6 mét, nhưng khi con người có chiều cao lên tới 10 mét thì so với tỷ lệ tương ứng, hộp sọ của con người sẽ dài 1,4 mét và cũng có lực cắn có thể nói là tương đương với chúng.
Và điều duy nhất khiến con người phải sợ hãi là khi khủng long bạo chúa dùng chiến thuật săn mồi bầy đàn tương tự như loài sói, điều này sẽ là một khó khăn tương đối lớn để con người có thể "tóm sống" được chúng và khả năng con người phải bỏ mạng là rất cao.

Nhưng trên thực tế, những con khủng long bạo chúa lại là loài săn mồi đơn độc nên chúng ta cũng không phải quá lo sợ, việc bắt chúng cũng chỉ đơn giản như việc bạn bắt một con chó chạy ngoài đường.
Dựa trên phân tích ở trên, có thể ước tính rằng nếu con người sinh sống ở kỷ Phấn trắng và sở hữu thân hình khổng lồ đi kèm với chiều cao 10 mét, Tyrannosaurus Rex chắc chắn sẽ sớm trở thành "thú cưng" của chúng ta, thậm chí là sẽ đứng trước bờ vực tuyệt chủng như những loài động vật hoang dã hiện đại bởi sự tàn phá của con người.
Chi phí sản xuất PlayStation 5 quá đắt, Sony có thể phải chịu lỗ

Chi phí sản xuất PlayStation 5 quá đắt, Sony có thể phải chịu lỗ

Theo báo cáo của Bloomberg, chi phí sản xuất một chiếc PS5 lên tới 450 USD.

PlayStation 5 được kỳ vọng sẽ nối tiếp thành công của PlayStation 4, tuy nhiên hiện tại Sony đang rất đau đầu để giải bài toán chi phí sản xuất. Giá thành bộ nhớ DRAM và flash vẫn đang ở mức khá cao, khiến cho chi phí sản xuất PS5 quá đắt.
Theo báo cáo của Bloomberg, chi phí sản xuất một chiếc PS5 lên tới 450 USD, dẫn đến giá bán lẻ của chiếc console này có thể cao hơn 100 USD so với PS4. Báo cáo cũng cho biết rằng Sony đang vật lộn để có đủ nguồn cung DRAM và bộ nhớ flash, trong khi các nhà sản xuất smartphone đang có nhu cầu rất lớn.

Hệ thống tản nhiệt và một số linh kiện khác của PS5 cũng đắt hơn. Nếu Sony muốn bán PS5 với giá tương đương PS4, gã khổng lồ Nhật Bản có thể sẽ phải chịu lỗ. Như mọi năm, Sony sẽ xác định giá bán của thế hệ console tiếp theo vào tháng 2, sau đó sẽ sản xuất hàng loạt trong mùa xuân.
Với PS5 năm nay, Sony đang lựa chọn một chiến lược chậm và chờ đợi. Có vẻ như Sony đang đợi đối thủ Microsoft tiết lộ giá bán của Xbox Series X trước, rồi mới xác định giá bán của PS5.
PS4 ra mắt năm 2013 có giá bán lẻ là 399 USD, được IHS Market ước tính chi phí sản xuất là 381 USD. Với chi phí sản xuất 450 USD và tỷ suất lợi nhuận gộp tương tự, giá bán lẻ của PS5 ít nhất phải từ 470 USD. Mức giá khá cao sẽ là rào cản lớn đối với người tiêu dùng, hiện tại chiếc console đắt nhất của Sony là PS4 Pro cũng chỉ có giá 399,99 USD.
Tuy nhiên, Sony có thể chấp nhận bán lỗ những chiếc console của mình, để kiếm lợi nhuận từ việc bán game và các dịch vụ khác. CEO Kenichiro Yoshida từng nói rằng nên đánh giá một công ty thông qua số lượng người dùng hoạt động, thay vì số đơn vị phần cứng đã được bán.

Saturday, February 15, 2020

Đánh giá iPhone 6S Plus sau 4 năm gắn bó: Đủ tốt để tôi tiếp tục sử dụng cho đến khi nó hỏng không thể sửa nổi mới thôi

Đánh giá iPhone 6S Plus sau 4 năm gắn bó: Đủ tốt để tôi tiếp tục sử dụng cho đến khi nó hỏng không thể sửa nổi mới thôi

iPhone 6S Plus thừa sức đáp ứng mọi nhu cầu của tôi, vậy tại sao tôi phải tốn vài trăm USD mỗi năm để lên đời máy? Chỉ vì Apple ra mắt thế hệ mới thôi à?


*Bài viết đánh giá của biên tập viên Emanuel Maiberg - trang Motherboard.
Ngay khi vừa ra mắt vào tháng 9/2015, iPhone 6S Plus đã nhận được rất nhiều nhận xét có cánh đến từ loạt báo uy tín. The Verge nhận định: “Đây là mẫu iPhone tốt nhất từ trước đến nay, và cũng là smartphone xịn nhất trên thị trường hiện tại (2015)”. Trang Tech Radar cho rằng: “Với iPhone 6S Plus, Apple đã thổi một làn gió mới cho dòng sản phẩm phablet của mình”. Trang Wired thì không ngần ngại kêu gọi: “Bạn đang cần mua 1 chiếc điện thoại mới? Tin vui đây, mua iPhone 6S Plus là xong”.
Khi iPhone 6S Plus ra mắt, Motherboard đã không viết bất cứ bài đánh giá nào cả, nhưng cá nhân tôi vẫn tự mua cho mình 1 chiếc để trải nghiệm. Và nói nghiêm túc nhé, tôi chưa từng có ý định ngừng sử dụng nó kể từ lúc đó đến tận bây giờ, rời xa máy vài giờ thôi là đã không chịu được rồi. Giờ đây, sau 1,434 ngày, cuối cùng tôi cũng đã sẵn sàng để đưa ra những đánh giá của mình dành cho mẫu smartphone này.
Hơi trễ nhưng dưới đây là bài đánh giá iPhone 6S Plus của tôi sau gần 4 năm sử dụng.

Nói 1 cách ngắn gọn nhất: iPhone 6S Plus là 1 chiếc điện thoại rất tốt. Và trong 1 vũ trụ song song nào đó, nó sẽ là chiếc điện thoại cuối cùng mà bạn chấp nhận bỏ tiền ra mua (vì nó tốt quá nên sẽ chẳng cần phải lên đời gì nữa). Nhưng đời lại không như là mơ các bạn ạ.
Sau 1 hồi lục lọi email của mình, đây là 1 số thông tin cơ bản mà tôi nghĩ cần phải đề cập trong bài viết này: Tôi mua chiếc iPhone 6S Plus vào lúc 6 giờ 17 phút tối ngày 11/3/2016 tại một cửa hàng Apple ở Manhattan, Mỹ. Ngoài ra, tôi còn sắm thêm 2 phụ kiện là ốp da màu đen có giá 50 USD và cáp Lightning, giá 30 USD. Cộng với mức giá 850 USD của chiếc iPhone, thuế và 1 vài phụ phí khác, tôi đã tiêu tốn 1009,27 USD (khoảng 23,4 triệu đồng) - một con số khá lớn tại thời điểm 4, 5 năm trước.
Thế nhưng, mức giá lại chính là điểm mà tôi hài lòng nhất ở iPhone 6S Plus, nếu xét theo tuổi thọ của nó. Tôi dùng nó liên tục trong nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày, trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều năm. Các tác vụ của tôi thì đa dạng, từ nhắn tin, đọc báo mạng, xem video và sử dụng một loạt ứng dụng nhắn tin khác. Thỉnh thoảng tôi cũng chơi game, chụp ảnh và ghi âm mỗi lần đi phỏng vấn.
Nói chung là iPhone 6S Plus dư sức đáp ứng các nhu cầu của tôi, mỗi tội là tôi hay làm rơi nó mà thôi.

Ngoài ra, kể từ khi sở hữu chiếc smartphone này, tôi thường xuyên làm rơi nó ít nhất là 1 lần/ngày mỗi khi đứng lên ngồi xuống. Nhưng cũng không sao cả, vì tôi sử dụng rất nhiều loại ốp bảo vệ khác nhau. Cho đến năm 2018, tôi mới chấp nhận không dùng bất cứ loại case nào nữa sau 1 hồi tranh luận, về vấn đề gì thì nói thật là giờ tôi cũng chẳng nhớ nổi.
Vào tháng 4/2019, tôi lại làm rơi nó trên sàn bê tông tại tòa soạn VICE. Như đã viết ở trên, lúc này chiếc iPhone của tôi đã “ở trần” rồi, không dùng ốp nữa, và điều đó đã khiến màn hình điện thoại xây xát 1 cách tồi tệ. Đồng thời, pin của nó cũng không còn trâu như khi mới mua nữa và chỉ trụ được vài giờ là tắt ngúm. Thế là tôi quyết định mang ra tiệm sửa chữa, xử lý cả 2 vấn đề trên với mức phí 185,09 USD (4,3 triệu đồng).
Đây có lẽ là điều mà Apple không mong muốn tôi thực hiện. Vì sao à? Nhà Táo luôn gây khó dễ cho các cơ sở sửa chữa bên thứ 3, thậm chí còn khởi kiện luôn cả họ nếu cần thiết và luôn làm quá rằng chỉ họ mới sửa được sản phẩm của họ. Sau tất cả, mục đích cuối cùng của Apple là buộc người dùng phải ra Apple Store để sửa máy, hoặc là bỏ tiền ra mua một thiết bị mới từ họ. Nhưng xin lỗi, ở đây tôi không làm thế.
Trong thời đại mà đồ công nghệ thay đổi với tốc độ chóng mặt, tôi thực sự kinh ngạc khi chiếc 6S Plus của mình lại sống thọ đến vậy. Tôi đã làm rơi nó cả trăm, ngàn lần, và liên tục tải về hàng loạt bản cập nhật iOS mới mà chỉ những thế hệ máy tiếp theo mới cân nổi. Chưa hết, nghe thì hơi mất vệ sinh 1 chút nhưng tôi nghĩ mình cần chia sẻ thẳng thắn điều này: Chiếc iPhone này còn từng phải hứng chịu mọi loại chất thải của tôi nữa vì tôi thường xuyên mang nó vào nhà tắm cùng mình! Mỗi lần như vậy, tôi đều lau chùi nó bằng cồn hoặc chất tẩy trùng.
Nhưng đó vẫn chưa phải là điều tệ hại nhất. Phía góc trên bên phải máy là một vết mẻ nhìn khá rõ, rất mất thẩm mĩ. Sau khi mang ra tiệm sửa chữa như tôi đã viết ở trên, màn hình điện thoại của tôi bỗng trở nên hơi bị nhạy quá, dẫn đến việc tôi thường xuyên vô tình nhắn tin, gọi điện cho người khác khi để máy trong túi quần, túi áo. Có hôm khi đang dắt chó đi dạo, tôi lôi máy ra và phát hiện nó đã bị khóa vì nhập sai mật khẩu quá nhiều lần, dù tôi còn chưa động gì vào nó cả. Giờ đây mỗi lần làm rơi máy, thậm chí màn hình còn long ra khỏi khung một chút, và tôi lại phải bấm cho nó khớp lại.
Chiếc 6S Plus của tôi đã nằm gai nếm mật đủ kiểu, nhưng kỳ lạ là đến tận bây giờ nó vẫn sống tốt.

Nói tóm lại: Chiếc iPhone 6S Plus của tôi gần như đã trải qua mọi điều tệ hại nhất có thể xảy ra với 1 chiếc smartphone rồi.
Thế nhưng ngoài những vấn đề nêu trên ra, nó vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu của tôi, giống như ngày đầu tiên tôi mua nó về vậy. Tôi không biết hiện nay còn có ai dùng dòng máy lỗi thời như tôi hay không. Vợ tôi cũng mua 1 chiếc 6S Plus cùng ngày với tôi, và giờ thì cô ấy đã lên đời 2 lần rồi.Tương tự, tổng biên tập Jason Koebler của Motherboard cũng đã thay 2 lần máy, đầu tiên là 1 chiếc 7 Plus và bây giờ là iPhone 11 Pro.
Tôi cũng không thể hiểu nổi tại sao mình vẫn gắn bó với chiếc 6S Plus này trong khi người thân và đồng nghiệp đã thay máy mấy lần liền như vậy. Tôi không nghĩ mình là người keo kiệt hay rẻ mạt gì cả. Tôi nổi tiếng là “tiêu hoang” cho những món đồ công nghệ xa xỉ mà. Ví dụ: Dàn PC của tôi thuộc dạng cực kì đắt tiền với những linh kiện hiện đại nhất, và vẫn được tôi liên tục nâng cấp trong những năm qua.
Tôi không ngại việc phải tiêu pha tốn kém, nhưng tôi ghét phải tiêu tiền một cách thiếu hiểu biết. Tôi không nghĩ mình nên thay điện thoại 1-2 năm/lần chỉ vì Apple ra thế hệ máy mới mỗi năm - đó chính là tiêu tiền thiếu thông minh đấy.

Khi tôi thấy ai đó sử dụng một chiếc smartphone xịn hơn, hiện đại hơn, tôi chẳng việc gì phải ghen tị với họ cả. Tôi không có nhu cầu mở khóa điện thoại bằng khuôn mặt, cũng không cần màn hình lớn hơn, và cũng chẳng dùng gì đến camera mà phải nâng cấp. Trái lại, chính ra họ mới là những người phải ghen tị với chiếc 6S Plus của tôi: Nó có phím Home vật lý, có jack tai nghe 3.5mm, và giúp tôi tiết kiệm được hàng nghìn USD chứ đừng đùa.
Tại sao mỗi năm chúng ta phải tốn thêm vài trăm cho đến vài nghìn USD để nâng cấp máy? Chỉ vì Apple ra mắt thế hệ mới thôi ư?

Chiếc smartphone của tôi dư sức đáp ứng được những gì tôi cần: Đọc tin tức và viết bài trên Internet. Nó là chiếc điện thoại thông minh “màn hình to” đầu tiên và duy nhất của tôi cho đến lúc này. Bản thân Steve Jobs cũng từng khẳng định khách hàng sẽ không muốn mua những sản phẩm có màn hình lớn đâu, cho đến khi Apple tiếp tục gia tăng kích thước smartphone của họ. Họ đang đi ngược lại với lời của Steve, và thật vô nghĩa khi giờ đây điện thoại đang ngày càng chiếm nhiều diện tích trong túi quần, túi áo của người dùng.
Thời đại bây giờ, smartphone có thể coi là cửa sổ mở ra thế giới bên ngoài: Cửa sổ càng lớn thì bạn càng ngắm nhìn được nhiều thứ. Thế nhưng, đa số chúng ta đều quên rằng thế giới này đâu chỉ toàn màu hồng thôi đâu, vậy nên thấy được nhiều không hề đồng nghĩa với tốt hơn nhé. Không biết các bạn thế nào, nhưng cá nhân tôi lại không có cảm tình với cái thế giới nhìn qua “khung cửa sổ” smartphone: Những dòng thông báo tin xấu mỗi đêm, những tin nhắn từ bố mẹ thông báo về sự ra đi của một người họ hàng - tất cả đều chẳng có gì tốt đẹp hết. Tôi biết là nó cũng giúp tôi cập nhật tin tức bổ ích mỗi ngày, nhưng như thế là chưa đủ để tôi phải tôn thờ và liên tục nâng cấp nó.
Mặc dù Apple đã phát triển tính năng Screen Time, nhưng tôi thực sự gặp khó khăn trong việc hạn chế sử dụng smartphone. Thế nên tôi tin rằng Screen Time chính là nụ cười khinh bỉ mà nhà Táo dành cho tôi - 1 con nghiện điện thoại, bằng cách thống kê cực kì chi tiết tổng thời gian mà tôi đã đốt cho chiếc 6S Plus.

Tôi không dùng Twitter như nhiều người khác, và đã gỡ app từ tháng 11/2016. Thế nhưng, tôi lại thường xuyên xem video trên YouTube trước khi đi ngủ, có hôm còn thức đến tận 3 giờ sáng để xem TikTok. Lúc ngủ dậy thì cơ vai tôi đau khủng khiếp vì phải giữ điện thoại ở một tư thế không thoải mái trong thời gian dài. Kể từ đó, tôi cũng đã cố gắng khắc phục tình trạng này bằng cách để điện thoại ở trên bàn làm việc trước khi đi ngủ chứ không mang nó lên giường cùng mình nữa. Và thế là sức khỏe lại phất lên mọi người ạ.
Dù có hơi "tã", nhưng tôi vẫn sẽ gắn bó với chiếc iPhone 6S Plus của mình cho đến khi nó hỏng không thể sửa nổi nữa.

Đối với tôi, chiếc iPhone 6S Plus giờ đây như một món đồ trung lập vậy: Khẳng định luôn này, tôi chẳng yêu thích gì nó cả. Nhưng không phải vì nó lỗi thời, mà là bởi nó có quá nhiều công nghệ mà tôi nghĩ là không cần thiết đối với tôi. Sở hữu 1 dòng máy ngon hơn có lẽ cũng khá vui đấy, nhưng chỉ trong 1 khoảng thời gian ngắn thôi, rồi sau đó nó cũng sẽ giống như chiếc 6S Plus này. Nếu vậy thì tôi nghĩ mình không nên tốn thêm tiền để nâng cấp, và lại thấy phiền não vì những công nghệ hiện đại mới mà không thực sự hữu dụng với mình.
Chắc chắn sẽ có ngày chiếc 6S Plus của tôi sẽ hỏng đến mức không thể sửa chữa được, và những phiên bản iOS sẽ ngày một hiện đại đến mức nó không cân nổi nữa, hoặc 1 lỗi bảo mật nghiêm trọng buộc tôi phải đổi máy để bảo đảm an toàn thông tin cho mình. Thế nhưng từ giờ cho đến lúc đó, tôi vẫn sẽ gắn bó với chiếc smartphone của mình. Nó dư sức đáp ứng được mọi nhu cầu của tôi. Nếu nó vẫn hoạt động tốt, thì tôi sẽ không bao giờ bỏ nó. Nếu nó hỏng, tôi vẫn sẽ sửa nó cho đến khi lực bất tòng tâm mới thôi.

Cáo cụ" Tim Cook: Không phá giá như Xiaomi hay Vsmart, mà xâm chiếm dần dần vào thị phần Android

Tin Nhà Đất

https://underworld24h.blogspot.com/search/label/Dat?max-results=5