Showing posts with label công nghệ. Show all posts
Showing posts with label công nghệ. Show all posts

Wednesday, February 12, 2020

Galaxy S10e từng khá thành công, vì sao Samsung năm nay không ra mắt bản giá mềm S20e đi kèm Galaxy S20 nữa?

Galaxy S10e từng khá thành công, vì sao Samsung năm nay không ra mắt bản giá mềm S20e đi kèm Galaxy S20 nữa?

Theo thống kê của Counterpoint, Galaxy S10e từng chiếm hơn 1/5 lượng Galaxy S10 bán ra trong quý đầu tiên lên kệ.


Khi ngày Galaxy S20 được vén màn, mức giá của dòng Android đầu bảng này cũng đã được hé lộ: phiên bản S20 giá rẻ nhất sẽ có giá từ 999 USD, cao hơn cả khung giá 899 USD được áp dụng cho chiếc S10 của năm 2019. 2 phiên bản Galaxy S20+ và Galaxy S20 Ultra sẽ có giá từ 1199 USD và 1399 USD. Như vậy, sau một năm thử nghiệm với Galaxy S10e, năm nay có vẻ Samsung sẽ nói lời chấm dứt với chiến lược "đầu bảng hạng hai". Không còn một phiên bản giá rẻ để thúc đẩy doanh thu, trong năm 2020 Samsung sẽ gói gọn S10 trong phân khúc siêu cấp (nghìn đô), từ bỏ cuộc chơi cao cấp "thường" (600 – 800 USD) cho các đối thủ Trung Quốc và… Apple.
Cuộc đối đầu giữa Apple và Samsung năm nay quả là một nghịch lý. Là kẻ thống trị phân khúc cao cấp một cách tuyệt đối, năm nay iPhone mới của Apple lại khởi điểm ở mức chỉ 700 USD. Từng là kẻ dẫn đầu làn sóng Android để phổ cập chiếc smartphone tới tất cả mọi người, Samsung năm nay lại khởi đầu ở phân khúc giá cao hơn hẳn iPhone 11. Đáng nói hơn cả, năm ngoái Galaxy S10e cũng góp phần không hề nhỏ vào thành công của series S10: số liệu của Counterpoint vào tháng 7/2019 cho biết S10e chiếm đến 22% con số 16 triệu mẫu S10 bán ra trong quý đầu tiên lên kệ. Nếu không có 22% này, S10 thậm chí sẽ thua S9 về doanh số.
Chiếc S10e màn hình nhỏ, ít camera hơn đã đưa series S10 xuống phân khúc cao cấp "thường" (600 - 800 USD).
Để hiểu được quyết định từ bỏ chiến lược đầu bảng hạng hai của Samsung, chúng ta sẽ cần nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Thực tế, năm 2019 là năm rất thành công của Samsung trên lĩnh vực di động khi hãng này đã gia tăng được doanh số trong bối cảnh cả thị trường gặp khó. Với mức thị phần 20% (Counterpoint), Samsung là ông vua tuyệt đối của thị trường smartphone – nhất là khi Huawei vẫn đang bị nước Mỹ chặn đường bành trướng trên toàn cầu.
Thật bất ngờ, phân khúc cao cấp không đóng góp được nhiều cho thành công trên khía cạnh doanh số. Dù cho series đầu bảng 2019 chỉ kịp ra mắt cho 3 tuần cuối quý 1 (ra mắt ngày 8/3), sang đến quý 2 Samsung đã thừa nhận "doanh số đầu bảng giảm so với quý trước đó). Điều tương tự xảy ra với Galaxy Note10 khi gã khổng lồ Hàn Quốc khẳng định "lợi nhuận quý 4 giảm từ quý 3 do hiệu ứng từ lễ ra mắt sản phẩm đầu bảng đã phai nhạt". Thông qua những bản báo cáo tài chính, Samsung đang ngấm ngầm thừa nhận doanh số đầu bảng thường chỉ đạt thành công trong ngắn hạn.
Không nằm ngoài dự đoán, thủ phạm khiến cho phân khúc đầu bảng của Samsung không quá thành công là iPhone. Từ quý 1 cho đến quý 3, iPhone XR liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng các mẫu smartphone bán chạy nhất thế giới. Thực tế, Apple cũng là thương hiệu duy nhất có smartphone lọt top cao cấp trong tất cả các quý đã thống kê, với ngoại lệ duy nhất là P30 được Huawei giảm giá trong quý 3/2019.
Samsung cũng có smartphone lọt top, nhưng 100% các mẫu Galaxy lọt top lại là Galaxy A. Thực tế, trong cả 4 bản báo cáo kết quả kinh doanh cho 4 quý năm 2019, Samsung đều gọi tên các mẫu A-Series  ít nhất là một lần. Ngay từ đầu năm, gã khổng lồ Hàn Quốc đã tiến hành một đợt cải tổ rộng khắp với series tầm trung/giá rẻ này, nhờ đó thu được phản hồi ngày một tích cực hơn từ người dùng. Tuyên bố từ các công ty phân tích thị trường cũng đều cho ra nhận định tương tự, theo đó Galaxy A là dòng sản phẩm quan trọng nhất đối với Samsung lúc này.
Cuộc đối đầu trực diện giữa Galaxy S10e và iPhone XR đã khiến Samsung nhận ra một bài học lớn: Không thể cạnh tranh doanh số đầu bảng với Apple.

Khi đã có Galaxy A giải quyết bài toán doanh số, Galaxy S cần tập trung vào lợi nhuận.
Như vậy, Samsung không còn lý do gì để ra mắt thêm một chiếc "đầu bảng hạng hai" để cố gia tăng doanh số cho series đầu bảng nữa. Với Galaxy S20, mục tiêu lợi nhuận và đẳng cấp cần được đặt lên hàng đầu. Một phiên bản Galaxy S20e có thể hút bớt doanh số từ Galaxy S20 chính thống hoặc S20 Ultra – loại bỏ dòng S_e vì thế là hợp lý. Thay thế cho S10e, Samsung đã vén màn bộ đôi S10 Lite và Note 10 Lite: cả 2 sản phẩm này đều thuộc thế hệ cũ và vì thế đều sẽ bị S20 bỏ xa. 
Không còn bản S20e, series S20 mở ra một kỷ nguyên mới cho Samsung. Trong năm 2020, lần đầu tiên trong lịch sử, Samsung sẽ có một series đầu bảng nằm ở phân khúc cao hơn hẳn iPhone. Cùng với sức hút ngày một lớn từ series Fold, Samsung đang dần định vị cho những chiếc Galaxy đầu bảng đứng trên đối thủ Apple. Mức giá cao ngất ngưởng từng góp phần tạo nên... thành công cho iPhone X, liệu phép màu này có lặp lại với Samsung? Hãy chờ xem.


Nhiệt độ Châu Nam Cực ở mức cao kỷ lục, băng tan ở khắp nơi

Samsung đã thiết kế một cái “bẫy bụi” đặc biệt cho Galaxy Z Flip, khẳng định bền hơn gấp nhiều lần Galaxy Fold

Samsung đã thiết kế một cái “bẫy bụi” đặc biệt cho Galaxy Z Flip, khẳng định bền hơn gấp nhiều lần Galaxy Fold

Samsung cũng khẳng định cơ chế màn hình gập của Galaxy Z Flip là rất bền, có thể gập và mở hơn 200.000 lần.


Samsung vừa mới ra mắt chiếc smartphone màn hình gập Galaxy Z Flip, đây cũng là chiếc smartphone màn hình gập đầu tiên sử dụng lớp bảo vệ bằng kính thay vì nhựa dẻo. Samsung hứa hẹn rằng người dùng Galaxy Z Flip sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề tương tự nào như Galaxy Fold trước đây.
Do được bảo vệ bằng lớp kính siêu mỏng thay vì nhựa, nên màn hình của Galaxy Z Flip cũng cứng cáp hơn so với Galaxy Fold. Người dùng có thể thoải mái sử dụng mà không lo sợ móng tay có thể để lại các vết xước trên màn hình.

Samsung cũng khẳng định cơ chế màn hình gập của Galaxy Z Flip là rất bền, có thể gập và mở hơn 200.000 lần. Bản lề của Galaxy Z Flip cũng có một số điều chỉnh và cải tiến hơn. Bản lề là phần để bị tổn thương nhất trên một chiếc smartphone màn hình gập, do khe hở nhỏ giữa màn hình và bản lề tạo cơ hội cho những hạt bụi hay hạt cát nhỏ xâm nhập.

Tuy nhiên để tránh việc những hạt bụi có thể chui vào bên trong, Samsung đã thiết kế một cái “bẫy bụi” đặc biệt. Đó là một lớp sợi linh hoạt, có thể tạo thành tấm khiên vững chắc để ngăn chặn những hạt bụi hoặc hạt cát nhỏ.

Galaxy Z Flip sẽ chính thức được bán ra từ ngày 14 tháng 2, và có vẻ như lần này sẽ không bị trì hoãn giống như Galaxy Fold. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần tới những đánh giá thực tế sau một quá trình sử dụng để có thể chắc chắn rằng Galaxy Z Flip không đi theo vết xe đổ của Galaxy Fold, hay mới đây là Motorola Razr.
Cận cảnh Samsung Galaxy Z Flip: Thiết kế gập dọc, chất liệu kính dẻo, vẫn có vết nhăn, giá 1380 USD

Cận cảnh Samsung Galaxy Z Flip: Thiết kế gập dọc, chất liệu kính dẻo, vẫn có vết nhăn, giá 1380 USD

Là smartphone màn hình gập thứ hai của Samsung, Galaxy Flip mang lối thiết kế gập dọc khác biệt so với Galaxy Fold, ngoài ra còn khắc phục một số vấn đề về độ bền.


Tại sự kiện Unpacked 2020 diễn ra tại Mỹ, bên cạnh bộ ba Galaxy S20 được chú trọng vào camera, Samsung còn tung ra mẫu máy Galaxy Z Flip mới. Đây là chiếc smartphone màn hình gập thứ hai được Samsung ra mắt sau Galaxy Fold hồi năm ngoái.


Tuy nhiên, Galaxy Z Flip không phải là phiên bản kế nhiệm của Galaxy Fold, mà thay vào đó, nó là một nhánh sản phẩm hoàn toàn mới của ông lớn Hàn Quốc. Sở dĩ nói như vậy là do Galaxy Z Flip không mang lối thiết kế gập ngang như Galaxy Fold mà thay vào đó là gập dọc, đem lại trải nghiệm và công năng sử dụng khác biệt.


Nếu như thiết kế màn hình gập cho phép Galaxy Fold từ một chiếc smartphone với kích cỡ thông thường biến thành một chiếc tablet màn hình lớn, thì cơ chế gập dọc của Galaxy Z Flip lại giúp nó thu nhỏ bằng một nửa. Lợi ích rõ ràng của việc này là người dùng sẽ có một chiếc smartphone với màn hình lớn để tận hưởng trọn vẹn nội dung, nhưng vẫn thoải mái khi đút trong túi quần.

Nói ngắn gọn là vậy, nhưng khi đi vào chi tiết thì có rất nhiều điều để nói về màn hình của Galaxy Z Flip. Đầu tiên, Galaxy Z Flip không chỉ có một màn hình ở bên trong, mà nó còn có thêm một màn hình siêu nhỏ với kích cỡ 1.1 inch ở mặt ngoài. Nhiệm vụ của màn hình này chỉ là hiển thị thời gian, ngày tháng và thời lượng pin. Vì vậy, tất cả các thao tác sẽ được người dùng thực hiện ở màn hình bên trong.


Về màn hình chính của Galaxy Z Flip, nó có kích thước 6.7 inch, lối thiết kế "Infinity-O" với camera đục lỗ, độ phân giải 1080x2636 và tỷ lệ 22:9 rất dài. Thứ đáng nói nhất ở màn hình của Galaxy Z Flip là việc Samsung đã thành công trong việc áp dụng công nghệ "kính dẻo" (flexible glass), đem đến độ bền cao hơn so với chất liệu nhựa được sử dụng trên những smartphone màn hình gập trước đây, bao gồm Galaxy Fold. 

Thế nhưng, nhược điểm chí mạng của Galaxy Fold mà Samsung vẫn chưa thể khắc phục triệt để trên Galaxy Z Flip là vết "nhăn nheo" ở giữa màn hình. Ngoài ra, khi gập, Galaxy Z Flip vẫn có khe hở ở giữa. Đây là hai vấn đề mà Samsung cần tập trung giải quyết trong các thế hệ smartphone màn hình gập sau này.

Về cấu hình, Galaxy Z Flip sở hữu chip Snapdragon 855+, RAM 8GB và bộ nhớ trong 256GB. Với việc Galaxy S20 Ultra được trang bị chip Snapdragon 865 và RAM lên tới 16GB, rõ ràng Galaxy Z Flip không phải là smartphone mạnh mẽ nhất hiện tại, nhưng đủ để đáp ứng nhu cầu của mọi người dùng. Pin của Galaxy Z Flip có dung lượng 3300mAh, không mấy ấn tượng nhưng cũng không quá tệ (Motorola RAZR có pin 2510mAh).


Camera của Galaxy Z Flip cũng thua thiệt hoàn toàn so với người anh em Galaxy S20. Galaxy Z Flip chỉ được trang bị hai camera, trong đó bao gồm camera chính 12MP f/1.8 và camera góc siêu rộng 12MP f/2.2. Bù lại, nhờ thiết kế gập, người dùng có thể gập máy vuông góc và sử dụng như một chiếc tripod. Ngoài ra, giao diện camera của Z Flip cũng có sự khác biệt khi viewfinder và các nút chức năng được chia ở hai nửa của màn hình.



Galaxy Z Flip có ba phiên bản màu sắc là đen, tím và vàng. Chiếc máy này sẽ bắt đầu được bán tại nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) ngay trong tháng Hai này với mức giá 1380 USD.

Ngoài ra, Samsung còn tung ra phiên bản đặc biệt của Galaxy Z Flip hợp tác cùng nhà tạo mẫu người Mỹ Thom Browne. Mức giá cho phiên bản đặc biệt này chưa được Samsung tiết lộ.


Tuesday, February 11, 2020

Xiaomi chính thức xác nhận về "liên minh phần mềm" có thể giúp Android Trung Quốc chung tay đánh lại Google

Xiaomi chính thức xác nhận về "liên minh phần mềm" có thể giúp Android Trung Quốc chung tay đánh lại Google

Liên minh mới có thể sẽ ra mắt các dịch vụ cạnh tranh với Google Play, Google Maps và nhiều sản phẩm khác trong hệ sinh thái của Google.


Chỉ vài tuần sau khi tin đồn về một liên minh ứng dụng giữa 4 thương hiệu smartphone hàng đầu Trung Quốc bắt đầu xuất hiện, Xiaomi – một trong 4 nhà sản xuất này – đã lên tiếng xác nhận thông tin trên. Tuyên bố chính thức từ "Apple Trung Quốc" gửi tới Android Authority cho biết:
"Liên minh Dịch vụ Nhà phát triển Toàn cầu (GDSA) có mục đích duy nhất nhằm đăng tải đồng loạt các ứng dụng của các nhà phát triển lên các chợ ứng dụng của Xiaomi, OPPO và Vivo. Không hề có mâu thuẫn quyền lợi giữa dịch vụ này và Google Play Store".
Thông tin ban đầu do Reuters đăng tải khẳng định nhà sản xuất số 1 Trung Quốc là Huawei cũng nằm trong liên minh này là Huawei cũng sẽ tham dự vào GDSA. Tuy vậy, Huawei đã từ chối bình luận và cũng không được Xiaomi nhắc tên trong thông báo nói trên. Nhiều tháng trước khi thành lập GDSA, Xiaomi cùng bộ đôi OPPO và Vivo (cùng thuộc công ty BBK, Quảng Châu) đã cùng nhau phát triển dịch vụ chuyển file tương tự như AirDrop của Apple.
GDSA hiện tại đã xác nhận OPPO, Vivo và Xiaomi là thành viên


Sự kiện thành lập GDSA được công bố vào một thời điểm khá nhạy cảm, chỉ vài tuần sau khi tổng thống Trump vừa tuyên bố tiếp tục thắt chặt các biện pháp hạn chế Huawei và khi nền công nghiệp hi-tech Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch viêm phổi cấp nCOV. Trong quý 4 vừa qua, Huawei đã lần đầu tiên chứng kiến doanh số suy giảm so với quý 3 và cùng kỳ 2018, cho thấy lệnh cấm của tổng thống Trump đã bắt đầu phát huy tác dụng. Sau khi bị liệt vào danh sách đen thương mại của nước Mỹ, Huawei mất quyền hợp tác với các công ty Mỹ và đã buộc phải ra mắt Mate 30 cùng nhiều sản phẩm khác trên nền tảng Android riêng, không có dịch vụ của Google.
Trong khi tuyên bố của Xiaomi chỉ nhắc đến một dịch vụ đăng tải ứng dụng hợp nhất cho các chợ thành viên, trang chủ chính thức của GDSA thể hiện tham vọng lớn hơn. Tổ chức này cho biết sẽ cung cấp "các dịch vụ hợp nhất bao gồm phát hành nội dung, hỗ trợ nhà phát triển, marketing, quảng bá thương hiệu và thương mại hóa băng thông cho các nhà phát triển trên toàn cầu". Nhiều chuyên trang công nghệ quốc tế cho rằng GDSA hoàn toàn có thể được xây dựng thành một tổ hợp dịch vụ cạnh tranh trực tiếp với Google Play và các dịch vụ khác của Google (YouTube, YouTube Music, Drive, Maps, Gmail….).
Vụ việc của Huawei đã cảnh báo các nhà sản xuất Trung Quốc rằng họ không nên phụ thuộc vào Google.


Tổng cộng, Xiaomi, OPPO và Vivo xuất xưởng trên 380 triệu mẫu smartphone trong năm 2019 (số liệu Counterpoint), tương đương thị phần 26% toàn cầu. Nếu Huawei tham gia vào liên minh mới thành lập, GSDA sẽ chiếm tới 622 triệu máy, tương đương thị phần 41%, cao gấp đôi tên tuổi đang đứng đầu thế giới là Samsung. Do đó, nếu thực sự thành lập một liên minh dành cho phần mềm/dịch vụ số, các ông lớn Trung Quốc sẽ tạo ra một thế lực áp đảo toàn cầu, có thể giảm đáng kể sức ảnh hưởng của Google và chi phối mạnh mẽ tới ngành công nghiệp smartphone quốc tế.

Monday, February 10, 2020

Bàn phím MacBook quá tệ, Apple bị sao Oscar chỉ trích ngay tại sự kiện

Bàn phím MacBook quá tệ, Apple bị sao Oscar chỉ trích ngay tại sự kiện

Bàn phím của MacBook tệ đến nỗi vị đạo diễn người New Zealand Taika Waititi "muốn quay trở lại dùng PC, bởi bàn phím của PC cho độ nảy tốt hơn rất nhiều".


Trong suốt những năm qua, bàn phím butterfly trên những thế hệ MacBook, MacBook Pro và MacBook Air đã khiến không ít người dùng trở nên "điên đầu". Cảm giác gõ kém, dễ bị lặp phím, thậm chí còn có thể bị kẹt và hỏng hoàn toàn, có thể đây là một trong những thiết kế thất bại nhất của Apple từ trước đến nay.
Và bạn biết rằng mọi thứ thật sự trở nên tệ hại khi vấn đề này được đem ra làm chủ đề bàn luận ở... lễ trao giải Oscar. Taika Waititi, vị đạo diễn người New Zealand, bước đến phòng họp báo của Oscar cùng tượng vàng trên tay sau khi giành chiến thắng với bộ phim Jojo Rabbit ở hạng mục Kịch bản chuyển thể xuất sắc.

Tại đây, anh được một phóng viên hỏi rằng: "Đâu là một số nhu cầu mà các nhà viết kịch bản nên được đáp ứng?"
Tường chừng như Taika sẽ đáp lại với một thứ gì đó thật "cao siêu", nhưng hoá ra, tất cả những gì mà ông cần lại chỉ đơn giản là... bàn phím mới trên MacBook.
"Apple phải sửa bàn phím của họ. Viết lách bằng bàn phím của họ thật sự rất khó khăn, và chất lượng của chúng qua thời gian ngày càng tệ."
Bàn phím của MacBook tệ đến nỗi Taika "muốn quay trở lại dùng PC, bởi bàn phím của PC cho độ nảy tốt hơn rất nhiều". Ông cho biết kể từ khi dùng bàn phím mới, ông đã gặp những vấn đề về vai, khuỷu tay và ngón tay.
"Hãy sửa bàn phím ngay. WGA (Hiệp hội biên kịch Mỹ) phải hành động ngay lập tức!" Taika nhấn mạnh.
Mặc dù Taika Waititi cũng là một danh hài, tuy nhiên những gì ông chia sẻ là hoàn toàn nghiêm túc - bàn phím butterfly thật sự rất tệ. Điều này đặc biệt quan trọng với những người viết kịch bản, khi mà công việc của họ dựa cả vào chiếc bàn phím.
Hiện nay, Apple đã phần nào khắc phục vấn đề này với chiếc MacBook Pro 16 inch mới được ra mắt hồi cuối năm 2019. Chiếc máy này sở hữu bàn phím "Magic Keyboard" mới, với cấu trúc giống với bàn phím trên những thế hệ MacBook cũ (từ 2015 trở về trước). Bàn phím này có độ nảy tốt hơn và gần như không thể hỏng hóc trong điều kiện sử dụng thông thường - vậy nên Taika hẳn sẽ rất hài lòng khi sử dụng chiếc máy này.
Bàn phím Magic Keyboard trên MacBook Pro 16" khắc phục những nhược điểm của bàn phím butterfly trước đó

Thế nhưng, những chiếc máy còn lại như MacBook Pro 13" và MacBook Air vẫn đang sử dụng bàn phím butterfly cũ, tạo trở ngại cho người dùng. Rất nhiều người đang mong chờ Apple sẽ mang bàn phím của MacBook Pro 16" lên những chiếc máy này, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, điều đó vẫn chưa xảy ra.
Mở 6000 tab cùng lúc, Google Chrome "ngốn" hết... 1.5TB RAM của Mac Pro

Mở 6000 tab cùng lúc, Google Chrome "ngốn" hết... 1.5TB RAM của Mac Pro

Ngay cả những chiếc máy tính mạnh mẽ nhất thế giới cũng có thể bị đánh bại bởi Google Chrome.

Mac Pro là một trong những cỗ máy mạnh mẽ nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh chip Inel Xeon 28 nhân, GPU Radeon Vega II Duo, SSD 8TB... thì dung lượng RAM cũng là một thứ khiến người ta "hoảng hốt". Người dùng có thể cấu hình Mac Pro với tối đa tới 1.5TB RAM, một con số không tưởng mà thậm chí còn cao hơn cả dung lượng ổ cứng của đa số người dùng.
Với việc đa số người dùng máy tính hiện tại vẫn đang "ổn thoả" với RAM 8GB hoặc 16GB, câu hỏi đặt ra là họ sẽ cần làm gì để dùng hết được lượng RAM gấp hàng trăm lần như vậy? Youtuber Jonathan Morisson đã quyết định thử thách chiếc Mac Pro với 1.5TB RAM của anh với ứng dụng nổi tiếng ngốn RAM: trình duyệt Google Chrome.
Jonathan khởi đầu với 2000 tab. Lúc này Chrome sử dụng 75GB RAM.
2000 tab - 75GB RAM

Thêm 2000 tab, Chrome ngốn thêm hơn 50GB RAM nữa.
4000 tab - 126.9GB RAM

Mới dùng được 1/10 lượng RAM, vậy nên Jonathan tiếp tục mở thêm 1000 tab nữa. Lúc này, Chrome chiếm 170GB RAM.
5000 tab - 170GB RAM

Thêm 1000 tab nữa, lúc này Chrome bắt đầu gặp vấn đề. Trình duyệt này bị treo và chiếm toàn bộ tài nguyên của hệ thống. Không chỉ dùng hết 28 nhân của con chip Intel Xeon, Google Chrome còn ngốn sạch 1.4TB RAM!!!!




Sau khi bị treo, dung lượng RAM của Chrome "phình" không kiểm soát

Vậy bài học ở đây là gì? Cho dù máy tính của bạn có khủng cỡ nào, Chrome cũng sẽ tìm cách để sử dụng hết số RAM mà bạn có. Ngoài ra, việc mở quá nhiều tab cùng lúc cũng rất dễ khiến cho trình duyệt bị crash, vậy nên hãy tạo thói quen đóng các tab sau khi sử dụng xong nhé!

Wednesday, February 5, 2020

Trải nghiệm Microsoft Edge nhân Chromium: Sự thay thế hoàn hảo cho Google Chrome?

Trải nghiệm Microsoft Edge nhân Chromium: Sự thay thế hoàn hảo cho Google Chrome?

Phiên bản Edge Chromium có đủ tốt để xóa được định kiến xấu của người dùng về trình duyệt web được phát triển bởi Microsoft không?


Theo báo cáo của Statcounter, vào tháng 1 năm 2020 có tới 64.1% người dùng duyệt web sử dụng trình duyệt Chrome của Google, bỏ xa trình duyệt đứng thứ 2 là Safari với chỉ 17.21%, các trình duyệt khác có thị phần 'lè tè' chỉ 1 chữ số. Không nói thì ai cũng hiểu được sự phổ biến của Google Chrome, với 3 ưu điểm rất lớn đó là khả năng đồng bộ hóa với nhiều thiết bị nhanh chóng (máy tính, máy tính bảng, smartphone), hệ thống phần mềm hỗ trợ (extentions) rất tốt và đơn giản là hiệu năng khó phàn nàn.

Microsoft cũng phải công nhận rằng Chrome tốt nên sau một thời gian thử nghiệm với trình duyệt web Edge 'nhà trồng được' thì cuối cùng cũng phải sử dụng nhân Chromium (nhân mã nguồn mở của Google để tạo nên Chrome) để phát hành phiên bản Edge mới. Microsoft Edge mới sau một thời gian khá dài trải qua những bản beta thì giữa tháng 1 vừa qua cũng đã có bản chính thức.
Trình duyệt này 'mô tê' ra sao? Liệu có đáng để những người dùng Chrome chuyển sang sử dụng hay không?

Bạn đọc có thể tự mình cài đặt Microsoft Edge mới tại link, bộ cài chỉ nặng 1.8MB. Trong lần cài đặt đầu tiên, ta sẽ được lựa chọn màn hình khởi động, bao gồm Focused (có 1 thanh tìm kiếm cùng 1 vài trang web thường xuyên vào), Inspirational (thêm một hình ảnh được hãng liên tục cập nhật), Informational (thêm các thông tin từ các trang báo).

Tôi sử dụng giao diện Inspirational như hình phía trên. Mỗi ngày mở Tab mới lại có 1 hình ảnh mới giúp trải nghiệm duyệt web trở nên đỡ nhàm chán hơn!


Ở chế độ này thì kéo xuống ta cũng nhìn thấy tin tức. Trang tin tức này rất đầy đủ, lấy từ nhiều nguồn chính thống, có cả thông tin về thời tiết, chứng khoán và thể thao luôn.


Một bước rất quan trọng với những ai đang sử dụng các trình duyệt khác đó là chuyển dữ liệu từ phần mềm cũ. Sau khi làm bước này, ta sẽ có đầy đủ các dấu trang và lịch sử. Đa số trang web cũng sẽ tự động đăng nhập, nhưng trong trường hợp của tôi thì trang Bit.ly (trang rút ngắn đường link) không tự động nên phải vào lại, không phải là vấn đề quá lớn.


Khác với Google Chrome, mặc định Microsoft Edge sẽ đăng nhập vào tài khoản Microsoft, với tôi thì tài khoản này cũng đã liên kết với Gmail nên không khác gì, nhưng cũng là điều đáng để nói.


Trong phần cài đặt, ta thấy một tính năng khá hay đó là 3 lựa chọn bảo vệ người dùng, với mức Basic là bảo vệ ít, Balanced là chế độ cân bằng (được lựa chọn mặc định) và Strict là cấm các trang web theo dõi người dùng, nhờ đó quảng cáo sẽ ít cá nhân hóa hơn.


Microsoft chọn Bing làm bộ tìm kiếm mặc định cho Edge vì đây là sản phẩm của hãng, nhưng ta cũng có thể đổi lại về Google, hoặc chuyển qua DuckDuckGo để tăng tính bảo mật, có các kết quả 'cân bằng' hơn như đã đề cập trong bài đánh giá trình duyệt Brave.

Mặc định, Microsoft Edge sẽ chỉ có thể cài đặt các tính năng hỗ trợ (extentions) từ cửa hàng của Microsoft, nhưng bằng cách nhấn 1 nút ta đã có thể cài các tính năng từ cửa hàng của Google.

Tôi cũng đã thử vào cửa hàng của Microsoft, đúng như dự đoán thì lượng tính năng ở đây còn khá ít. Tính năng người dùng dùng nhiều nhất là Adblock thì có, nhưng như Authenticator - phần mềm tôi sử dụng để lưu mật khẩu 2 lớp, hay Google Remote Desktop để điều khiển máy tính từ xa từ trình duyệt thì lại không có.
Hãng có nói rằng trong tương lai sẽ có nhiều phần mềm được đăng lên đây hơn, nhưng đơn giản hơn hết là người dùng sử dụng cửa hàng của Google cho nhanh! Tất cả extentions đều hoạt động hoàn hảo, nhưng thứ không cài được là các Theme (chủ đề), có lẽ vì giao diện bên ngoài của 2 trình duyệt không giống nhau hoàn toàn.
Google Chrome (trái) và Microsoft Edge (phải)

Không giống nhau hoàn toàn nhưng cũng rất quen thuộc! Sử dụng Edge mới giống như sử dụng Chrome với bộ chủ đề được phát triển bởi Microsoft vậy. Điểm khác biệt lớn nhất tôi có thể thấy được là các yếu tố trên thanh điều hướng của Edge được làm lớn hơn, dễ đọc và cũng dễ bấm hơn dù chỉ 1 chút.

Các tính năng thử nghiệm (Flags) của Chrome cũng có thể dùng được với Edge, và thứ đầu tiên tôi chỉnh đó là Smooth Scrolling - làm cho mỗi lần kéo chuột đều có bước giảm tốc và tăng tốc rất khó chịu.
BaseMark 3.0
WebXPRT 3

Hiệu năng của 2 trình duyệt web này cũng hoàn toàn tương đương. Từ những bài thử benchmark (kết quả phía trên, với Chrome bên trái và Edge bên phải) đến sử dụng thông thường đều không hề có sự khác biệt, những ai đã quen với Google Chrome thì sẽ có trải nghiệm quen thuộc.

Vậy những điểm khác biệt lớn hơn nằm ở đâu? Đầu tiên, Edge được trang bị chế độ đọc, sẽ hiện ra khi nhận thấy người dùng vào các trang báo có nhiều chữ. Ở chế độ này, Edge sẽ cắt những yếu tố thừa thãi, chỉ hiện chữ và ảnh theo một form rất 'thẳng thớm' để người dùng dễ đọc hơn. Đây là một tính năng cũng đã được trang bị ở nhiều phần mềm đọc PDF mà rất nhiều người thích.

Ở chế độ này, ta cũng có thể nhờ trình duyệt đọc chữ thành lời thông qua hệ thống giọng nói của Bing. Tính năng này hoạt động hoàn hảo, có thể đọc được cả hình ảnh (ví dụ nút nhấn vào Facebook thì trình duyệt sẽ đọc là 'Facebook Button') và chữ viết với độ tự nhiên cao, sẽ giúp ích cho những người bị khiếm thị hoặc những người không khiếm thị nhưng lại lười đọc!
Đáng tiếc là tính năng đọc chữ không hoạt động với tiếng Việt, chỉ có tiếng Anh, Trung, Nhật Hàn, và một số ngôn ngữ châu Âu. Việc hãng có thêm tiếng Việt trong tương lai hay không vẫn bị bỏ ngỏ.

Điều làm tôi rất bực mình với Google Chrome đó là hãng bỏ khả năng làm câm (Mute) tab nhanh, người dùng phải nhấn chuột trái sau đó chọn Mute Site để làm việc này; trong khi đó Edge vẫn giữ khả năng nhấn 1 lần, nhanh chóng hơn hẳn.
Sự khác biệt về sử dụng RAM của Chrome và Edge (3 trang tin tức, 1 trang Google Dịch và 2 trang Youtube).

Nhắc đến Google Chrome là người dùng nhắc đến vấn đề tốn RAM hơn so với các trình duyệt khác. Khi thử nghiệm thực tế với những tab tương tự nhau, Edge sử dụng ít hơn khoảng từ 10 đến 14% so với Chrome, trong trường hợp cụ thể phía trên là 1.239MB so với 1.390MB.
Sự khác biệt này có lớn hay không thì lại phụ thuộc vào cách sử dụng của từng người. Máy của tôi có lượng RAM lớn, nhưng tôi lại thường dọn những tab không sử dụng nên không bao giờ gặp hiện tượng thiếu. Nhưng chắc chắn có những bạn có máy ít RAM hơn nhưng có thói quen mở một lúc hàng chục web, thì qua thời gian sự khác biệt này sẽ lớn hơn.

Ngược lại, Edge có những yếu điểm gì còn tồn động so với Chrome? Đầu tiên, Edge không có trò chơi khủng long nhảy giống với Chrome, nên khi mất mạng người dùng sẽ nhìn vào một trang tĩnh, khá là nhàm chán!

Khi đính Chrome vào thanh công cụ của Windows và mở lên, nó sẽ không tạo ra 1 icon mới trong khi Edge thì lại làm điều ngược lại. Tôi thường đặt trình duyệt web ở góc máy để thao tác đóng mở nhanh, với Edge làm như vậy sẽ mở ra một cửa sổ mới. Bạn có thể thấy rằng những phàn nàn này là rất nhỏ, cho thấy bản chính thức của Edge đã có sự hoàn thiện khá tốt rồi.
Vậy đáng đổi sang dùng hay không?
Khác với trình duyệt Brave mà tôi đã thử nghiệm khoảng 1 năm trước, Microsoft Edge không đem lại các tính năng mạnh mẽ cho những người làm việc chuyên nghiệp, mà dừng lại ở những tính năng đại trà. Nói một cách khác, Edge như một phiên bản 'xào nấu' nhẹ của Chrome, không có nhiều điểm thuyết phục để người dùng đổi sang dùng giống như Brave.

Nói như vậy không có nghĩa người dùng không có lí do để chuyển đổi. Edge vẫn có một vài ưu điểm về vấn đề giao diện, tiết kiệm RAM, tính năng đọc văn bản và là một phần mềm của Microsoft nên (mong rằng) trong tương lai có thể được tích hợp sâu hơn vào hệ điều hành Windows cũng do hãng này phát triển. Sự lựa chọn cuối cùng vẫn là ở bạn!

Tin Nhà Đất

https://underworld24h.blogspot.com/search/label/Dat?max-results=5